Tăng trưởng kinh tế Việt Nam như một "ngôi sao sáng"
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội dành sẽ dành 2 ngày 27-28/10 để thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.
Thành quả đạt được rất đáng trân quý
Thảo luận tại hội trường trong các phiên sáng và chiều 27/10, các đại biểu đều bày tỏ đồng tình, đánh giá cao với các kết quả đạt được về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022. Kết quả đạt được là khá quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, với tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 8%; 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, lạm phát trong tầm kiểm soát.
“Tăng trưởng kinh tế Việt Nam như một "ngôi sao sáng" trong bối cảnh kinh tế thế giới không ngừng biến động và gặp nhiều khó khăn. Thành tựu đó đạt được là do sự điều hành linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, cùng với đó là sự vào cuộc nhanh chóng, hỗ trợ kịp thời của Quốc hội”, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhận định và cho rằng, đây là bài học giá trị bất hủ trong điều hành đất nước, đặc biệt trong bối cảnh nhiều thay đổi khó lường trước mắt.
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh), tăng trưởng kinh tế cao, ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; cán cân thương mại tiếp tục thặng dư; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền được giữ vững góp phần tăng cường củng cố, nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
![]() |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh). |
“Trong bối cảnh tình hình thế giới không thuận lợi, có nhiều biến động nhanh, phức tạp và khó lường, lạm phát toàn cầu tăng cao, kinh tế thế giới suy giảm và có nguy cơ rơi vào suy thoái thì những kết quả chúng ta đạt được trong thời gian vừa qua là hết sức trân quý”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho rằng, những kết quả đạt được cho thấy các chủ trương, chính sách đã ban hành đúng, kịp thời, đáp ứng cơ bản yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch của nước ta.
“Cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao sự lãnh đạo, điều hành đất nước thời gian qua của Nhà nước ta. Kết quả này đã làm tăng thêm sự tin tưởng của Nhân dân với Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước”, nữ đại biểu khẳng định.
Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản thống nhất với đánh giá trong báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Sẵn sàng đối mặt với những thách thức, khó khăn lớn hơn
Đóng góp cho kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2023, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đề nghị tăng cường nguồn lực để nền kinh tế giữ vững thị trường trong nước; khai thác thế mạnh của các hiệp định thương mại để mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và cần chuẩn bị trước các phương án hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nếu xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Về tài khóa, không nên đặt mục tiêu thu ngân sách quá cao, đồng thời cần chấp nhận tăng bội chi để có dư địa thực hiện chính sách tài khóa, có nguồn lực cho phát triển.
![]() |
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội). |
Trong đầu tư công, cần tập trung đầu tư dứt điểm các công trình hạ tầng đang triển khai dở dang, hạn chế khởi công mới; dành một phần đầu tư công để đặt hàng, hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, phát triển một số ngành trụ cột cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Trong đó có các lĩnh vực cần ưu tiên đặt hàng là đường sắt, vận tải biển, công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Đồng tình với các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội 2023 và các giải pháp Chính phủ đã đề ra, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng cần đặc biệt ưu tiên các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô.
“Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt chứ không phải là chính sách tiền tệ thắt chặt, định hướng dòng vốn ưu tiên cho sản xuất, kinh doanh và các dự án đã được triển khai; thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý trong ngắn hạn, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm chi thường xuyên, lễ hội, liên hoan, tổng kết. Đây là những giải pháp mà chúng ta cần phải được ưu tiên trong thời gian tới để góp phần thực hiện thật tốt kế hoạch trong 2023”, đại biểu Ngân lưu ý.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược
