Tăng nguồn lực tài chính từ sức bật vốn hóa
![]() | OCB sắp “chào sàn” với mức vốn hóa trên 1 tỷ USD |
![]() | Vietcombank đạt mốc vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán |
![]() |
Sự kiện một số ngân hàng lên sàn HoSE trong tháng 3 càng tăng thêm sức mạnh vốn hóa thị trường của các ngân hàng |
So với đầu năm 2021 đến thời điểm cuối tháng 3/2021 nhiều cổ phiếu ngân hàng như BAB, VIB, MSB, OCB, VPB… đã tăng giá trên 30%. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu của các ngân hàng lớn như: CTG, VCB, TCB… trong 3 tháng vừa qua cũng đã liên tiếp có nhiều phiên tăng giá với mức tăng trung bình từ 13%-25%.
Cổ phiếu của các ngân hàng liên tiếp tăng giá trong quý I vừa qua lập tức được phản ánh mạnh vào chỉ số vốn hóa. Theo đó, tại thời điểm cuối tháng 3, giá trị vốn hóa của 26 ngân hàng niêm yết trên các HoSE, HNX và UPCoM đã đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tăng gần 150.000 tỷ đồng so với cuối năm 2020.
Nếu không tính đến hơn 1,1 tỷ cổ phiếu OCB và 1,2 tỷ cổ phiếu SSB (SeABank) vừa mới lên sàn HoSE thì giá trị vốn hóa của Ngành cũng đã tăng gần 95.000 tỷ đồng, tương đương tăng 7,4% so với cuối năm 2020.
Ở góc độ đầu tư, nhiều chuyên gia tài chính nhận định rằng diễn biến giá cổ phiếu phản ánh giá trị nội tại của doanh nghiệp về mức độ an toàn, khả năng sinh lời và triển vọng tăng trưởng, cũng như các yếu tố thị trường khác như: môi trường kinh tế vĩ mô, kỳ vọng của nhà đầu tư…
Tuy nhiên, từ góc độ hỗ trợ vốn cho nền kinh tế, việc cổ phiếu các ngân hàng tăng giá trong thời gian qua có ý nghĩa tích cực trong việc gia tăng nguồn lực tài chính. Bởi tính đến thời điểm hiện nay, 70 - 90% thu nhập của các ngân hàng vẫn đến từ tín dụng. Tuy nhiên nếu không tăng vốn, các ngân hàn sẽ rất khó có thể đẩy mạnh được tín dụng do bị ràng buộc bởi hệ số an toàn vốn (CAR). Bởi khi tổng tài sản (bao gồm tín dụng, đầu tư) tăng, thì vốn chủ sở hữu cũng phải tăng tương ứng để ngân hàng đảm bảo hệ số CAR.
Hiện NHNN đang định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 12%, nhưng sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Theo giới chuyên gia, để đạt mức tăng trưởng tín dụng trung bình 12% của toàn hệ thống, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng phải tăng ít nhất khoảng 7-8%.
Trong khi đó, kết quả cuộc điều tra mới đây của Vụ Dự báo Thống kê cho thấy, các ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ đạt khoảng 13%. Vì vậy việc tăng vốn để tạo dư địa cho tăng trưởng tín dụng cả năm là nhu cầu mà mỗi ngân hàng đều phải quan tâm đẩy mạnh. Năm nay cũng vậy, trước mùa đại hội cổ đông năm 2021, nhiều nhà băng vẫn ưu tiên chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ lớn để tập trung cho việc tăng vốn điều lệ.
Cùng với việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, có thể nói diễn biến tăng giá liên tiếp của nhóm cổ phiếu ngân hàng các tháng gần đây đã tạo ra dư địa khá rộng rãi để các nhà băng kỳ vọng vào tăng trưởng quy mô để có nguồn lực cho vay.
Báo cáo của JP Morgan phát hành vào cuối tháng 2 vừa qua nhận định rằng cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hấp dẫn nhất để nắm giữ trong khu vực. Tổ chức này cũng kỳ vọng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của cổ phiếu (EPS) bình quân trong giai đoạn 2020-2023 của ngành Ngân hàng Việt Nam đạt mức 16%. Điều này sẽ dẫn tới kỳ vọng giá cổ phiếu tăng từ 8-42% trong suốt năm và có thể là cao hơn trong 3 năm tới.
Tất cả những diễn biến này khiến nhiều chuyên gia nhìn nhận rằng ngành Ngân hàng hiện nay đang có vị thế tốt trong việc chống đỡ rủi ro và tận dụng sự phục hồi nền kinh tế trong năm 2021 để làm bàn đạp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Trong đó, nguồn vốn cho vay khả dụng dựa trên sự tăng lên tương ứng của vốn điều lệ và chỉ số vốn hóa trên sàn các chứng khoán sẽ là chỗ dựa chính để các ngân hàng đẩy mạnh tung ra các sản phẩm, dịch vụ tín dụng ưu đãi. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng hoạt động cho vay hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế chung của đất nước.
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát
