Tăng năng suất, chất lượng tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa thêm động lực phục hồi AI và “cú hích” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa |
![]() |
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường thông qua các gian hàng giới thiệu sản phẩm |
Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho biết đối với doanh nghiệp, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả kinh tế; làm giảm giá thành sản phẩm, đóng góp vào cải thiện chất lượng sản phẩm vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trên một đơn vị sản phẩm; giúp đáp ứng các nhu cầu, và yêu cầu ngày càng khắt khe của các khách hàng trong và ngoài nước, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Thanh Tâm, các hiệp định thương mại tự do đã mở ra những cơ hội nhưng cũng đem đến cả thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khi khiến họ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp lớn bên ngoài về năng suất, chất lượng và phát triển thị trường.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo |
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, bổ sung thêm rằng các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa trở nên phức tạp và đa dạng hơn rất nhiều từ khi có các FTA. Có thể kể đến các tiêu chuẩn như giảm khí thải, tiêu chuẩn phát triển bền vững, tiêu chuẩn lao động, điều kiện lao động, tăng quyền cho lao động nữ, đặc biệt là quy tắc xuất xứ… Theo đó, các doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với các yêu cầu này ở các thị trường đối tác.
Ông Dương khuyến nghị doanh nghiệp trong nước cần tăng cường hợp tác, học hỏi, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp nước ngoài. Bởi, doanh nghiệp nước ngoài sẽ chỉ dẫn đầy đủ, chính xác nhất về những tiêu chuẩn mới. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần có tư duy tích cực hơn với các chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Đối với vấn đề mở rộng thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có thể là tập trung vào thị trường ngách; cung ứng cho nhà đầu tư trong nước, thầu phụ, liên doanh, liên kết. Doanh nghiệp cũng nên tận dụng thương mại điện tử và phân phối hàng hóa theo phương thức mới. Đặc biệt, thị trường trong nước là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là thị trường 100 triệu dân, với GDP bình quân đầu người 4.160 USD/năm. Đáng chú ý, mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 1,4 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu, dự báo trong 25 năm tới sẽ có 50 triệu người Việt Nam là người tiêu dùng trung lưu.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Vinh, giám đốc Công ty VMC Việt Nam, cho rằng muốn tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần coi công nghệ là điều kiện tiên quyết mang lại thành công. Theo đó, doanh nghiệp cần hợp tác với nhà khoa học và các chuyên gia quốc tế để đi nhanh, chính xác hơn, bắt kịp với các doanh nghiệp lớn; tận dụng những lợi thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa như am hiểu vấn đề của địa phương, chi phí vận hành doanh nghiệp thấp…
Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đầu tư cho nghiên cứu - phát triển, áp dụng công nghệ mới; sáng tạo sản phẩm hàng hóa tiêu dùng; sáng tạo trong kinh doanh thương mại điện tử… muốn làm được điều này cần xây dựng dự án kinh doanh sáng tạo; giảm chi phí lãng phí và cố gắng giữ chi phí thực để cạnh tranh giá, tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng, ông Nguyễn Anh Dương cho biết,
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh
