agribank-vietnam-airlines

Tăng khả năng ứng phó với biến động thị trường

Hà Thành thực hiện
Hà Thành thực hiện  - 
Trong thời kỳ thay đổi chính sách tiền tệ giai đoạn 2014 - 2015 việc tăng DPRR là dĩ nhiên, thậm chí là điều đáng mừng do NH chấp nhận hy sinh lợi nhuận trước mắt đảm bảo hoạt động bền vững lâu dài. 
aa
Dự phòng rủi ro: Thừa không được, thiếu không xong
Điều hành tỷ giá: Linh hoạt, chủ động ứng phó với biến động thị trường
VAMC phải trích lập DPRR cho khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường
Tăng khả năng ứng phó với biến động thị trường
Ông Nguyễn Đình Tùng

Trong thời gian qua, không ít NH do trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) nhiều, đã ảnh hưởng không ít đến lợi nhuận. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, chính điều này lại “cứu” lợi nhuận NH. Vậy, bản chất sâu xa của việc này thế nào?

Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trao đổi nhanh với Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng về vấn đề này.

Thưa ông, việc NH trích lập DPRR nhiều trong thời gian qua có đáng quan ngại?

Đúng là thời gian qua có hiện tượng tăng đột biến chi phí trích lập DPRR. Thường việc các NH phải trích lập DPRR khi chất lượng tín dụng xấu. Chất lượng tín dụng càng xấu thì việc trích lập đương nhiên phải càng nhiều. Nhưng trong hai năm trở lại đây, nhất là năm 2015 việc các NH tăng trích lập DPRR, theo tôi chúng ta phải phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau đối với vấn đề này.

Thứ nhất là trích lập DPRR gia tăng do thay đổi chính sách chứ không phải đến từ chất lượng tín dụng đơn thuần. Bởi theo quy định phân loại nợ mới với nhiều tiêu chí chặt chẽ, các NH phải cẩn trọng hơn, phải trích đúng, đủ theo mức độ rủi ro của khoản nợ, để đảm bảo nếu khoản nợ mất khả năng thu hồi vốn thì NH đó không phải bù đắp chi phí trích lập DPRR, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH.

Do đó, trong thời kỳ thay đổi chính sách tiền tệ giai đoạn 2014 - 2015 việc tăng DPRR là dĩ nhiên, thậm chí là điều đáng mừng do NH chấp nhận hy sinh lợi nhuận trước mắt đảm bảo hoạt động bền vững lâu dài. Một mặt phản ánh thực chất chất lượng nợ của NH đồng thời tăng khả năng đối phó rủi ro trong tương lai của các NH.

Thứ hai, trích lập DPRR của NH giai đoạn này là các NH phải trích thêm chi phí cho danh mục nợ xấu bán cho VAMC. Năm trước bán thì năm sau NHTM phải trích. NH trích đều trong 5 năm, mỗi năm 20% (nếu như khoản nợ xấu bán cho VAMC không thu được).

Nhưng theo báo cáo tài chính quý I/2016 khá nhiều NH tiếp tục tăng chi phí trích lập DPRR?

Như tôi nói ở trên, từ nay đến 5 năm nữa, chi phí trích lập DPRR của các NH có thể ảnh hưởng bởi danh mục bán nợ xấu cho VAMC. Những NH bán nợ nhiều cho VAMC dĩ nhiên phải trích nhiều. Nên không có nghĩa là chất lượng tín dụng năm nay của các NH xấu đi, mà do tồn đọng của năm trước. Từ đầu năm đến nay cũng đã có NH được thoái chi phí DPRR do tích cực giải quyết nợ xấu.

Đây là tín hiệu đáng mừng đối với thị trường. Còn về sau này, khi chính sách thay đổi rồi nếu các NH gia tăng chi phí DPRR có nghĩa là chất lượng khoản nợ có vấn đề tăng lên.

Thưa ông, liệu cắt giảm chi phí trích lập DPRR sẽ giúp các NH có điều kiện giảm lãi suất, mở rộng tăng trưởng tín dụng?

Đó cũng là một điều kiện. Khi nợ xấu được giải quyết, chi phí trích lập DPRR của NH giảm, thậm chí những khoản dự phòng trước đây sẽ được thoái lại trở thành thu nhập bất thường giúp NH có thêm khả năng giảm lãi suất mà không thay đổi mục tiêu đảm bảo lợi nhuận tối thiểu cho các cổ đông.

Đối với vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết thúc tháng 4/2016, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng khoảng 3,7%. Nếu chia đều các quý trong năm để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 18-20% thì mỗi quý phải tăng trưởng 5%. Nhưng nhìn ở góc độ khác, tăng trưởng tín dụng theo chu kỳ và thường tăng mạnh từ tháng 6 trở đi. Do đó, mức tăng trưởng 3,7% trong 4 tháng đầu năm chưa thể nói là cao hay thấp.

Còn nếu nhận định tín dụng có thể bật nhanh hơn trong thời gian tới thì tôi chưa thể có câu trả lời chính xác ngay được. Bởi chưa xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng đột biến. Nhất là đối với thị trường thì không phải lúc nào mọi diễn biến theo như dự định mà có thể thay đổi bất ngờ.

Xin cảm ơn ông!

Hà Thành thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data