agribank-vietnam-airlines

Tại sao các Big Tech “muốn” Joe Biden?

Đỗ Phạm
Đỗ Phạm  - 
Các nhà lãnh đạo công nghệ có thể háo hức với một sự thay đổi và việc ông Biden thắng cử sẽ là yếu tố tạo ra sự thay đổi này.
aa

Khi nước Mỹ vẫn đang chờ đợi kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Tổng thống, các tập đoàn lớn, đặc biệt là các công ty công nghệ lớn (Big Tech) ở Thung lũng Silicon cũng đang theo dõi sát sao diễn biến bầu cử. Các Big Tech, cũng như các công ty lớn khác của Mỹ, đã được hưởng lợi rất nhiều từ chính sách cắt giảm thuế doanh nghiệp được thực hiện dưới thời Tổng thống Donald Trump. Các khoản nộp thuế nhỏ hơn đã giúp tăng lợi nhuận cho họ. Tuy nhiên, không phải tất cả các chính sách và hành động trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump đều mang lại tác động tích cực cho các Big Tech.

tai sao cac big tech muon joe biden
Ảnh minh họa

Chính quyền Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại cứng rắn với Trung Quốc, tạo ra sự không chắc chắn cho các chuỗi cung ứng công nghệ. Ông cũng đưa ra những hạn chế đối với thị thực lao động – vốn rất quan trọng để các Big Tech có thể thuê lao động nước ngoài có trình độ cao. Thực tế là CEO của một số Big Tech lớn nhất ở Thung lũng Silicon như Google, Microsoft hay Tesla thì đều là những người nhập cư. Cũng trong nhiệm kỳ vừa qua của ông Trump, Bộ Tư pháp đã điều tra các Big Tech về các vi phạm chống độc quyền tiềm ẩn và gần đây là việc chính phủ Hoa Kỳ đã kiện Google vì duy trì sự độc quyền thông qua nhiều hoạt động trong hệ sinh thái trực tuyến có hại cho môi trường cạnh tranh.

Những trở ngại và hạn chế đó đã không ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của các Big Tech trong 4 năm qua khi tổng giá trị tài sản hiện tại của các Big Tech (Apple, Amazon, Microsoft, Google, Facebook, Tesla và Netflix) là gần 8 nghìn tỷ USD, tăng từ mức chỉ 2,4 nghìn tỷ USD thống kê ở thời điểm một ngày sau cuộc bầu cử năm 2016.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo công nghệ có thể háo hức với một sự thay đổi và việc ông Biden thắng cử sẽ là yếu tố tạo ra sự thay đổi này. Theo giáo sư Mark Lemley thuộc đại học Stanford, vị thế của Mỹ trên thế giới đang thay đổi (theo hướng yếu đi) dưới thời Trump và điều này có thể đe dọa thành công của các Big Tech Mỹ. "Chúng ta đều thấy, sở dĩ Thung lũng Silicon thành công là bởi những người giỏi trên toàn cầu đều muốn đến đây để học tập, làm việc hay thành lập các công ty của riêng mình. Nên không chỉ là thách thức đối với vấn đề thị thực nhập cư mà còn có một lo lắng khác là Thung lũng Silicon có thể sẽ không còn giữ được vị trí đó trong tương lai", Mark Lemley nói.

Nhưng những lo lắng như vậy có thể thay đổi nếu Joe Biden thắng cử. Theo báo cáo đánh giá của CNN về các báo cáo chiến dịch tranh cử tổng thống cho thấy, nhân viên tại các công ty Big Tech dường như phần lớn ủng hộ ông Biden. Một dữ liệu thể hiện điều này là nhân viên tại Amazon, Google, Facebook và Apple đã quyên góp cho chiến dịch của Biden nhiều hơn gấp ba lần so với chiến dịch của ông Trump.

Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, mà nhiều lãnh đạo các công ty Mỹ khác cũng cho biết họ ủng hộ Biden, vì tin rằng chính sách điều hành của ông sẽ ổn định và dễ đoán định hơn so với ông Trump.

Đỗ Phạm

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data