agribank-vietnam-airlines

Tài khóa - Tiền tệ: Phối hợp hoàn thành mục tiêu kép

Nguyễn Vũ
Nguyễn Vũ  - 
Nhìn lại từ đầu năm đến nay, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện kinh tế tài chính đánh giá, sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong năm 2022 tương đối tốt, giúp vừa kiểm soát lạm phát, tỷ giá, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
aa
tai khoa tien te phoi hop hoan thanh muc tieu kep Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ điều hành kinh tế vĩ mô, tăng cường niềm tin của người dân, doanh nghiệp

Hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục nhấn mạnh điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa CSTT, chính sách tài khóa (CSTK) và các chính sách vĩ mô khác. Thực hiện CSTK mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân… là một trong những chủ trương chính sách xuyên suốt của Chính phủ từ đầu năm đến nay. Quan điểm này của người đứng đầu Chính phủ đã được các cơ quan điều hành bám sát triển khai với nhiều giải pháp thiết thực.

Nhìn lại từ đầu năm đến nay, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện kinh tế tài chính đánh giá, sự phối hợp giữa CSTK và CSTT trong năm 2022 tương đối tốt, giúp vừa kiểm soát lạm phát, tỷ giá, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong điều hành CSTT, NHNN đã chỉ đạo hệ thống ngân hàng giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn hoãn thời gian trả nợ, tái cấu trúc nợ vay… góp phần giúp doanh nghiệp hồi phục tốt hơn. Room tín dụng được điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm, đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế. Mới đây nhất, NHNN đã nới room tín dụng thêm 1,5% - 2% cho toàn hệ thống các TCTD, tạo thêm dư địa tín dụng để ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế; Đồng thời tạo thuận lợi cho các TCTD triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao và có thể thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi như gói hỗ trợ lãi suất 2%, hay hạ chi phí lãi vay. Đáng chú ý, trên thị trường, ghi nhận đã có những tín hiệu hạ lãi suất tại một vài ngân hàng.

tai khoa tien te phoi hop hoan thanh muc tieu kep
Chính sách tài khóa được sử dụng nhiều hơn đã tạo thêm dư địa cho chính sách tiền tệ

Về CSTK, do gói hỗ trợ tài khóa chiếm phần lớn trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nên vai trò chính sách này rất quan trọng. Khái quát về CSTK năm 2022, một chuyên gia kinh tế đánh giá, các gói hỗ trợ giảm thuế, nhất là VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã có tác dụng tốt đến mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức dưới 4% trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với lạm phát cao. Gói hỗ trợ tài khóa đã góp phần phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Lựa chọn CSTK làm “trụ cột” chương trình phục hồi phát triển kinh tế theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia là phù hợp vì dư địa tài khóa ngân sách của Việt Nam tương đối tốt; thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở mức khả quan và ít gây áp lực cho lạm phát hơn. Việc sử dụng nhiều hơn CSTK cũng đã tạo dư địa cho CSTT linh hoạt vừa ứng phó với những rủi ro, bất định; vừa hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Phối hợp để hóa giải áp lực

Sang năm 2023, dự báo kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn hơn so với năm 2022. Những yếu tố biến động khó lường từ bên ngoài, đặc biệt, cuộc xung đột Nga – Ukraine chưa có hồi kết. Đây chính là nguy cơ tạo ra biến động giá của nhiều loại hàng hóa trên thế giới, nhất là mặt hàng xăng dầu. Sức ép tăng giá các loại hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu đầu vào vẫn hiện hữu. Về đầu tư và kinh doanh do đơn hàng xuất khẩu nhiều ngành sụt giảm như sản phẩm dệt may, da giày, sắt thép, xi măng... Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất từ các tháng cuối năm 2022. Trong bối cảnh đó, sự phối hợp giữa hai CSTK và CSTT càng phải chặt chẽ, nhịp nhàng hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì đà phục hồi vừa ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước tăng tốc.

Khác với năm 2022, áp lực lên kinh tế Việt Nam không chỉ từ bên ngoài mà sức ép từ nội tại không hề nhỏ, nhất là đến từ thị trường tài chính. Thị trường bất động sản, chứng khoán, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp nếu không được xử lý một cách thận trọng, hiệu quả, để xảy ra tình trạng vỡ bong bóng thì hệ luỵ sẽ rất lớn. Vì vậy, theo TS. Châu Đình Linh - chuyên gia ngân hàng, trong năm 2023 phải giải quyết ổn thỏa ba thị trường trên, nhất là đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp làm sao để khôi phục niềm tin nhà đầu tư.

Theo TS. Linh, nên có cơ chế khuyến khích, đa dạng hoá loại hình nhà đầu tư chuyên nghiệp là các tổ chức tài chính, doanh nghiệp... tham gia thị trường. Song song với đó phải tăng cường thanh tra giám sát, hạn chế rủi ro phát sinh cũng như thanh lọc những doanh nghiệp phát hành yếu kém. Vấn đề này không chỉ một mình Bộ Tài chính giải quyết được mà cần sự phối hợp của CSTT, ở đây vai trò của NHNN rất quan trọng. “Hai bộ, ngành nên ngồi lại thảo luận những vấn đề tồn tại trên thị trường trái phiếu để cùng đưa ra hướng giải pháp đồng bộ. Sự phối hợp này sẽ hiệu quả hơn nếu có sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ”, vị chuyên gia này gợi ý.

Với tiền đề, vị thế và khả năng phối hợp giữa CSTK và độ linh hoạt của CSTT, theo quan điểm TS. Võ Trí Thành, CSTK vẫn là “điểm tựa” hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đẩy mạnh hơn nữa thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Để duy trì và tiếp tục phát huy vai trò của CSTK đối với nền kinh tế, TS. Võ Trí Thành khuyến nghị, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế. Cùng với các chính sách khác, việc triển khai CSTK cần bám sát tình hình thực tiễn để có điều chỉnh cần thiết; không phải theo các kế hoạch hàng năm như truyền thống, mà có điều chỉnh ở nguồn lực và việc thực thi đối với các trụ cột trong Chương trình.

Đối với CSTT, TS. Võ Trí Thành cho rằng, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường như trong thời gian qua. Chẳng hạn, linh hoạt điều chỉnh nới room tín dụng thêm 1,5%-2% hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất – kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, phải làm thế nào để điều tiết tín dụng hướng dòng vốn ngân hàng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những ngành động lực cho tăng trưởng kinh tế, không chảy vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Nguyễn Vũ

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data