agribank-vietnam-airlines

Sức bật từ nhà đầu tư cá nhân

Minh Châu
Minh Châu  - 
Theo các chuyên gia chứng khoán, nhờ các nhà đầu tư cá nhân tràn lên sàn chứng khoán mua hết lượng bán ròng của khối ngoại trong năm qua đã tạo nên sức bật cho lực cầu trên thị trường.
aa

Làn sóng nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán bắt đầu bùng nổ từ nửa đầu năm 2021 và có những thời điểm gây quá tải và làm nghẽn mạng trên sàn TP.HCM. Nhiều doanh nghiệp niêm yết chuyển sang sàn Hà Nội nếu không muốn phải sửa lệnh, hủy lệnh. Chỉ đến khi tập đoàn công nghệ FPT vào cuộc, cung cấp hạ tầng mới, sàn TP.HCM mới đủ sức chịu đựng trước làn sóng của nhà đầu tư mới tăng vọt trong một thời gian ngắn. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) về giá trị giao dịch trong thời điểm khiến HoSE tê liệt: tháng 5/2021 bình quân mỗi ngày đã vượt lên trên 22.100 tỷ đồng, con số này tháng 4/2021 là 16.600 tỷ đồng và tháng 12/2020 là 12.700 tỷ đồng.

Lý giải về sự nổi lên của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán, giới phân tích chứng khoán cho biết, đại dịch Covid-19 lây lan mạnh khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Dòng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh vì thế đã bị hút phần nào sang chứng khoán.

suc bat tu nha dau tu ca nhan

Trào lưu nhà đầu tư cá nhân “đánh” chứng khoán nở rộ, nhân viên văn phòng, sinh viên đua nhau đầu tư chứng khoán. Tranh thủ thị trường sôi động các doanh nghiệp niêm yết cũng đua nhau phát hành cổ phiếu, công ty chứng khoán liên tục tăng vốn để mở rộng quy mô đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một lớn dần.

Tuy nhiên, rủi ro đối với các nhà đầu tư cá nhân cũng tăng theo việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Rủi ro càng thêm lớn khi phần đông các nhà đầu tư cá nhân chỉ đầu tư theo xu hướng bầy đàn, theo nhà đầu tư lớn. Những nhà đầu tư chuyên lướt sóng này thường chọn cổ phiếu theo kỳ vọng tăng giá, chứ không căn cứ trên việc cổ phiếu đó được định giá cao hay thấp, doanh nghiệp phát hành kinh doanh hiệu quả thế nào. Đơn cử, thời điểm cuối năm 2021 đang có xu hướng đầu tư những cổ phiếu có giá trị nhỏ trên thị trường UPCoM và nhà đầu tư cá nhân lại tập trung hết vào đó. Trong khi trên sàn HoSE, HNX các cổ phiếu ngân hàng lớn, bất động sản… lại có những phiên đứng lại hoặc giảm điểm.

Trái ngược với tâm lý của nhà đầu tư cá nhân, khối ngoại thường đầu tư theo giá trị nền tảng doanh nghiệp. Mỗi khoản đầu tư cổ phiếu vào một doanh nghiệp, nhà đầu tư ngoại đều vạch ra lộ trình cụ thể và đến hạn sẽ bán chứng khoán ra để thu lợi nhuận về.

Nếu như trước đây khối ngoại có sức ảnh hưởng trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì năm 2021 nhà đầu tư cá nhân lại áp đảo, khối ngoại bán ròng bao nhiêu cá nhân mua hết bấy nhiêu. Số liệu thống kê từ đầu năm đến ngày 15/12/2021 cho thấy, tổng giá trị bán ròng của khối ngoại đạt hơn 60.500 tỷ đồng, gấp hơn ba lần so với năm 2020 (18.794 tỷ đồng). Theo đó, quy mô giao dịch của khối ngoại năm 2021 chỉ còn khoảng 7% so với mức hơn 20% của những năm trước.

Vì sao khối ngoại bán ròng? Giới chuyên gia cho biết, trong tình hình dịch bệnh nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng bán ròng ở những thị trường cận biên và mới nổi, dịch chuyển về những thị trường phát triển vì kỳ vọng khả năng phục hồi kinh tế nơi đó nhanh hơn. Tuy nhiên, các lãnh đạo HoSE cho rằng, nhà đầu tư ngoại bán chứng khoán nhưng vẫn đang chờ cơ hội đầu tư trở lại, dòng tiền vẫn nằm trên tài khoản của các ngân hàng.

Mặc dù, 90% lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 thuộc về các nhà đầu tư cá nhân và những nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Nhưng ngoài khối ngoại, thị trường còn có những nhóm nhà đầu tư tổ chức trong nước. Đây mới là người tạo lập và xoay chuyển thị trường.

Nhận định về xu hướng thị trường chứng khoán năm 2022, theo giới chuyên môn, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phục hồi của nền kinh tế. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi những nhà đầu tư lớn sẽ trở lại đầu tư vào các công ty có nền tảng tốt. Theo đó, có thể sẽ có một lượng tiền rút đi khỏi thị trường tập trung vào đầu tư tạo ra giá trị cho nền kinh tế thực và có thể trên sàn cũng giảm bớt một lượng nhà đầu tư cá nhân vốn chỉ tìm kiếm lợi nhuận từ lướt sóng.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, trong tháng 11/2021, lượng tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư cá nhân lần đầu tiên đạt trên 200.000 tài khoản. Tính bình quân 11 tháng năm 2021, mỗi tháng thị trường chứng khoán có trên 100.000 cá nhân trong nước mở mới tài khoản, đưa tổng tài khoản chứng khoán 11 tháng lên 1,3 triệu; gấp 3,3 lần so với năm 2020 và cao hơn mức 1,18 triệu tài khoản của năm gần đây.

Minh Châu

Tin liên quan

Tin khác

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch thứ Ba, phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp khi mà sự lo lắng của các nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế quan tiếp theo của Tổng thống Donald Trump, theo đó Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế tích lũy 104%.
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi và hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn vào thứ Ba, khi thị trường lấy lại nhịp thở sau đợt bán tháo mạnh gần đây với hy vọng rằng Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán một số mức thuế quan mạnh của mình.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

S&P 500 và Dow Jones tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nỗi lo của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế, cảnh báo ông có thể tăng thêm thuế đối với Trung Quốc.
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, việc triển khai thí điểm thị trường cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa là công dân.
Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Phố Wall vừa chứng kiến một trong những phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19, khi hơn 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường của các công ty trong chỉ số S&P 500 bị “thổi bay” chỉ trong hai phiên liên tiếp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data