agribank-vietnam-airlines
Hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021)

Sẵn sàng thay đổi, bứt phá thành công

Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc. Học và làm theo Bác không phải là bằng những điều cao siêu, to lớn, mà cần bắt đầu từ những lời nói, việc làm, bằng thái độ, cách ứng xử trong xử lý và giải quyết công việc hàng ngày.
aa

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài, giữa trăm công, nghìn việc, việc Đảng, việc nước, việc dân bộn bề, vậy mà Người vẫn có cuộc sống ung dung, thư thái.

Với quỹ thời gian 24 giờ một ngày như bao người, Người đã giải quyết biết bao nhiêu công việc: việc đối nội, đối ngoại; tiếp khách quốc tế, tiếp các đoàn thể nhân dân; đi thăm, kiểm tra các địa phương... Người vẫn có thời gian dành cho riêng mình: tập thể dục, thể thao, tăng gia sản xuất, đọc sách báo, viết báo, xem văn nghệ, trò chuyện, thăm hỏi với những chiến sĩ làm việc quanh mình... Đó là do Người có phong cách làm việc khoa học, đổi mới.

Tấm gương làm việc khoa học của Bác

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phong cách làm việc khoa học. Theo Người, làm việc khoa học là phải giờ nào việc nấy, chấp hành đúng giờ giấc, biết tôn trọng thời giờ của người khác, tránh lối làm việc tùy tiện, bạ đâu hay đó. Người kịch liệt phê phán lối làm việc “bàn giấy” trong “bốn bức tường”, “chỉ tay năm ngón”. Vì vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ, công chức khi giải quyết một công việc gì đó phải tiến hành điều tra, nghiên cứu để nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể. Bác thường xuyên nhắc nhở cán bộ, công chức rằng “óc phải nghĩ, mắt phải trông, tai phải nghe, miệng phải nói, chân phải đi, tay phải làm” để điều tra, nghiên cứu thật kỹ, thu thập đầy đủ, chính xác và nắm chắc tình hình thực tế.

san sang thay doi but pha thanh cong

Người dặn: Trước khi thực thi công vụ, bất kể việc gì, từ lớn đến nhỏ đều cần xác định rõ mục đích, nội dung, chương trình, kế hoạch. Người đòi hỏi tất cả cán bộ, công chức trong bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở phải xây dựng kế hoạch làm việc. Theo Người, chương trình, kế hoạch làm việc cần khoa học, cụ thể, chi tiết, không nên tham lam, thiết thực, vừa sức, “chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được”.

Người yêu cầu, cần đặt kế hoạch cho sát hợp. Kế hoạch đặt ra để mình và mọi người thực hiện chứ không phải để chiêm ngưỡng, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Người nhắc nhở: “Kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần và quyết tâm phải ba phần, có như thế mới có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch”.

Phong cách làm việc khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được biểu hiện rõ ở chỗ khi làm xong một công việc, dù thành công hay thất bại đều có tổng kết rút kinh nghiệm những việc làm được, hoặc còn chưa làm được, phát hiện những khó khăn, vướng mắc làm cơ sở cho việc bổ sung, phát triển lý luận, đề ra chủ trương, biện pháp một cách sát hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn để tiến hành những công việc khác tốt hơn. Trong thực tế quá trình lãnh đạo, Người thường xuyên kiểm tra, kiểm soát từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên để có cái nhìn đúng đắn, khách quan về hoạt động của cán bộ, đảng viên, cũng như của các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Luôn đổi mới, sáng tạo trong công việc

Người luôn suy nghĩ, tìm tòi, đổi mới trong công việc, không cứng nhắc, bảo thủ mà rất linh hoạt, mềm dẻo khi xử lý, giải quyết từng vấn đề, sự việc cụ thể. Người nói: “Tư tưởng bảo thủ như là sợi dây cột chân, cột tay người ta…”.

Chuyện kể rằng: “khi dự thảo công văn cho Bác, anh em giúp việc thường dựa vào các văn bản cũ đã được Người duyệt để làm theo. Không ngờ, có lần Người lại sửa khác đi. Anh em giúp việc có ý thanh minh: Thưa Bác, cháu thấy trong văn bản trước Bác đã thông qua một câu như vậy rồi ạ. Người nói, lần trước Bác chưa nghĩ ra, lần này Bác thấy phải sửa tiếp cho tốt hơn. Có thể thấy, phong cách làm việc của Người là luôn đổi mới, sáng tạo, không cứng nhắc, không chấp nhận tư duy lối mòn, kinh nghiệm chủ quan, mà hướng tới sự mới mẻ để kết quả ngày càng tốt hơn”.

san sang thay doi but pha thanh cong
Cán bộ, người lao động BIDV luôn coi học và làm theo gương Bác là kim chỉ nam trong cuộc sống và công việc

Học tập tấm gương làm việc khoa học, đổi mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc. Học và làm theo Bác không phải là bằng những điều cao siêu, to lớn, mà cần bắt đầu từ những lời nói, việc làm, bằng thái độ, cách ứng xử trong xử lý và giải quyết công việc hàng ngày.

Rèn luyện, thực hành phong cách làm việc khoa học giúp mang lại hiệu quả cao trong công việc. Cụ thể: đối với các công việc chuyên môn và các nhiệm vụ đoàn thể cần có sự bố trí, sắp xếp khoa học về trình tự ưu tiên, thời gian tiến hành, tránh để chồng chéo, bị động. Mỗi khi làm xong một việc gì cần tự đánh giá, rút kinh nghiệm xem các phương pháp, tác phong làm việc đã khoa học chưa, thực hiện nhiệm vụ đã đạt hiệu quả hay chưa... Trên cơ sở đó xác định phương hướng và các biện pháp cụ thể để dần hình thành phong cách làm việc mới khoa học hơn, cải tiến hơn.

Trong công tác chuyên môn, cần có sự đầu tư về kiến thức, kỹ năng, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức thực tiễn mới. Bên cạnh đó, cần có kỹ năng lập kế hoạch và quyết tâm thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.

Học tập và làm theo Bác về phong cách làm việc khoa học, đổi mới, mỗi cán bộ, đảng viên cần không ngừng rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, cần coi việc tự học tập, rèn luyện là nhiệm vụ tự thân, là chế độ, quy định bắt buộc. Học tập là con đường duy nhất để tiến bộ và phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế số, đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới đã và đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi rất cao về năng lực, chuyên môn, phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị đối với mỗi người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Nếu không học tập và rèn luyện sẽ bị tụt hậu, đào thải, không đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Do vậy, cần xác định học tập là công việc suốt đời, “còn sống là còn phải học”. Tinh thần học hỏi sáng tạo tại BIDV khuyến khích, lan tỏa tinh thần không ngừng học hỏi hoàn thiện bản thân của mỗi cán bộ BIDV trên toàn hệ thống, cũng là học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Là cán bộ BIDV, chúng ta học tập và làm theo phong cách làm việc khoa học, đổi mới của Bác để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của bản thân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, cũng là tích cực hưởng ứng, tham gia đề án “Xây dựng và thực hành văn hóa học hỏi sáng tạo tại BIDV”. Với tinh thần “Khát khao học hỏi - Đam mê sáng tạo - Sẵn sàng thay đổi - Bứt phá thành công”, mỗi cán bộ BIDV cùng phấn đấu để hoàn thiện bản thân, phát huy hết khả năng của mình, góp phần lan tỏa văn hóa học hỏi sáng tạo trong toàn hệ thống BIDV.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tin liên quan

Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Với sự quan tâm đặc biệt và luôn đánh giá cao vai trò của ngành Tài chính ngân hàng, trong Thư gửi hội nghị cán Bộ Tài chính, ngày 20/2/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm sâu sắc về vị trí, vai trò, phương hướng phát triển ngành Tài chính nói chung và Ngân hàng nói riêng. Những tư tưởng đó có giá trị định hướng chiến lược, chỉ đạo nhận thức và hành động hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt những năm qua.
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài cần được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất ở người cán bộ ngân hàng, cũng được xem là tiêu chí chung nhất đối với người cán bộ, công chức khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng.
Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Để có được mẫu tiền mang hình ảnh sinh động, thực tiễn, thể hiện đường lối của Đảng, của Chính phủ, phù hợp với tình hình phát triển của cách mạng và kháng chiến, các họa sĩ, trong đó có họa sĩ Nguyễn Huyến - người trực tiếp thực hiện mẫu vẽ, đã phải làm việc miệt mài quên cả trưa tối, khi thì xuống công trường, xưởng máy, lúc về nông thôn để có được những hình ảnh sinh động nhất đưa vào mẫu vẽ.
Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data