Rộn ràng và “vui như Tết”
Kiều hối gia tăng dịp Tết Nguyên đán 2024 |
“Táo quân” có gì mới?
Những ngày qua, có nhiều thông tin liên quan đến chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2024" trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Bỏ qua phát ngôn của một nghệ sĩ nổi tiếng tham gia chương trình Táo quân nhiều năm qua được đăng tải trên mạng xã hội gây nhiều ý kiến trái chiều, thì khán giả vẫn chờ đợi được xem chương trình Gặp nhau cuối năm trên sóng VTV.
Theo đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Phó Tổng giám đốc VTV, "Gặp nhau cuối năm - Táo quân" đã trở thành chương trình quen thuộc của VTV vào dịp Tết, Năm nay, để chuẩn bị cho "Táo quân 2024", êkíp thực hiện đã có sự chuẩn bị kỹ về kịch bản. NSƯT Chí Trung sẽ góp mặt trong "Táo quân 2024" với một vai diễn hoàn toàn khác biệt so với trước đây. Khoảng 50% diễn viên của "Táo quân" năm trước tiếp tục đảm nhận các vai diễn. Trong đó, nghệ sĩ Quốc Khánh vẫn đóng vai Ngọc Hoàng.
![]() |
Nhiều gương mặt quen thuộc tiếp tục xuất hiện trên chương trình Táo quân năm nay |
Những ngày qua, liên quan đến chương trình đặc biệt này, cũng rộ lên tin đồn về việc NSƯT Trần Lực đã nhận lời tham gia Táo quân VTV trong tư cách là đạo diễn. Đây cũng là lần đầu tiên vị đạo diễn này được mời đảm nhận vai trò cầm trịch sân khấu Táo quân trong lịch sử hơn 20 năm kể từ khi chương trình phát sóng. Tuy vai trò dàn dựng chính thuộc về NSƯT Trần Lực, nhưng đạo diễn Đỗ Thanh Hải với kinh nghiệm sản xuất, dàn dựng thành công nhiều mùa "Táo quân" từ trước đến nay, vẫn sẽ theo sát, góp ý và chau chuốt toàn bộ chương trình. Sự thay đổi này khiến nhiều khán giả mong ngóng, chờ đợi.
Kịch bản "Táo quân 2024", được cho là có sự tham gia của đạo diễn Lê Hoàng, sẽ phản ánh những vấn đề thời sự xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục... được công chúng quan tâm. Các nghệ sĩ sẽ chuyển tải những câu chuyện thời sự này dưới góc nhìn hài hước, mang đến tiếng cười nhẹ nhàng cho khán giả trong những ngày năm hết Tết đến.
“Tết Vạn lộc” vừa hát vừa hài
Với chủ đề “Tình xuân”, chương trình Tết Vạn lộc 2024 vừa kết thúc phần ghi hình và chuyển sang giai đoạn sản xuất hậu kỳ. Năm nay, chương trình quy tụ nhiều gương mặt nghệ sĩ được yêu mến như NSND Thúy Hường, NSND Thu Hiền, danh hài Chí Trung, Quang Tèo... Đảm nhận vai trò dẫn dắt chương trình là MC Thảo Vân, Nguyễn Hữu Chiến Thắng và Bạch Công Khanh.
Với Tết Vạn lộc 2024, hai tiết mục đầu tiên đều là giới thiệu các làn điệu quan họ. NSND Thuý Hường, nghệ sĩ Thuý Hằng - Trưởng Đoàn nghệ thuật dân gian UNESCO Việt Nam mang tới cho khán giả làn điệu quan họ cổ “Buôn bấc, bán dầu”, “Giữa tối hôm rằm”.
Xuất hiện tại chương trình, NSND Thái Bảo thể hiện ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. Bài hát của nhạc sĩ văn Cao đã trở thành một nhạc phẩm đứng vào top đầu những ca khúc viết về ngày hòa bình thống nhất. Rất nhiều người đã nghe đi nghe lại bài hát này, lần nghe nào cũng cảm động, cũng dâng lên cảm xúc bồi hồi. Tiếp sau đó, NSND Thu Hiền và nghệ sĩ Vượng Râu đã có màn song ca “Qua ngõ nhà em” (Vinh Sử) rất tình. NSND Thu Hiền đơn ca bài “Mắt Huế xưa” (Quốc Dũng).
Ngoài phần âm nhạc, hài kịch là phần không thể thiếu của Tết Vạn lộc. Năm nay, chương trình có 3 tiểu phẩm: Tiếp thị cao cấp (kịch bản Toàn Thắng) do Vượng Râu, Chiến Thắng, Thanh Tú thể hiện. Với sự thể hiện duyên dáng, 3 nghệ sĩ đã mang tới câu chuyện bi hài của nghề tiếp thị - lợi dụng lòng tin của người dân quê để lừa tiền; Chuyện cuối năm (kịch bản Lê Chí Trung) với sự tham gia của Chí Trung, Minh Hằng, Quang Tèo, Hiệp Vịt. Tiểu phẩm nói về nỗi niềm của những ông quan về hưu mong chờ đồng nghiệp, nhân viên cũ đến thăm hỏi; Bao công kỳ án do nghệ sĩ Bảo Chung, Tấn Hoàng thể hiện.
Nhiều người tôn Vượng Râu là “vua của bi hài kịch”, tuy nhiên, nam nghệ sĩ nói: “Với tôi, danh xưng gì, ai tôn lên cũng không quan trọng bằng khán giả xem những vở kịch của tôi thấy thấm. Làm hài bông phèng thì dễ nhưng làm hài mà có bi, trong bi có hài mới thực sự khó, thách thức người viết kịch bản, đạo diễn và diễn viên như tôi. Tôi là gì cũng không quan trọng, chỉ cần gọi tôi là Mr Vượng Râu cũng được rồi”.
Là người luôn đau đáu với nghệ thuật truyền thống, trong Tết Vạn lộc năm nay, Tổng đạo diễn Nguyễn Công Vượng đều lồng ghép các tiết mục quan họ, chèo, ca trù… vào chương trình. Chương trình đã được ghi hình và phát sóng trên Youtube trong dịp Xuân 2024.
Chờ “Cá chép hóa rồng”
Một chương trình khác cũng có thương hiệu vào mùa Tết đó là “Táo Xuân”. “Táo Xuân” được xem là chương trình truyền hình đặc sắc mỗi dịp Tết đến Xuân về. Đến hẹn lại lên, “Táo Xuân” phát sóng trên Đài Truyền hình Vĩnh Long và đã trở thành món ăn tinh thần cho khán giả miền Nam.
“Táo Xuân” năm nay sẽ lên sóng với chủ đề “Cá chép hóa rồng” mang đến cho khán giả những câu chuyện hấp dẫn và thú vị về những sự kiện nổi bật trong năm 2023 vừa qua. “Táo Xuân” 2024 quy tụ dàn diễn viên quen thuộc, những cây hài gạo cội của sân khấu phía Nam. Trong đó, nghệ sĩ Kim Tử Long sẽ lần đầu tiên vào vai Ngọc Hoàng. Đây là lần đầu tiên nghệ sĩ Kim Tử Long đảm nhiệm vai diễn này. Song, với kinh nghiệm diễn xuất dày dặn và phong cách hài duyên dáng, NSƯT Kim Tử Long hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả một hình tượng Ngọc Hoàng đầy thú vị và đậm dấu ấn. Vai diễn Thiên Hậu tiếp tục được ca sĩ Cẩm Ly đảm nhiệm. Được biết, cô đã tham gia “Táo Xuân” từ những ngày đầu và đã có 6 lần bén duyên với vai Thiên Hậu.
“Táo Xuân” thể hiện mong muốn về một năm mới với nhiều thành công, vượt qua mọi trở ngại. Chương trình “Táo Xuân” năm nay do diễn viên Võ Tấn Phát đảm nhiệm vai trò biên kịch. Chương trình được chỉ đạo thực hiện bởi Tổng đạo diễn Hoàng Nhật Nam, cùng với đạo diễn dàn dựng Hồng Ngọc.
Theo đơn vị sản xuất, chủ đề "Cá chép hóa rồng" được chọn cho “Táo Xuân” 2024 nhằm thể hiện mong muốn về một năm mới với nhiều thành công, vượt qua mọi trở ngại. Trong văn hóa phương Đông, cá chép là loài vật linh thiêng, tượng trưng cho sự kiên trì, nỗ lực và thành công. Cá chép phải vượt qua Vũ Môn, vượt qua những thác ghềnh, sóng dữ mới có thể hóa rồng. Hành trình này tượng trưng cho quá trình phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được thành công.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
