RCEP mở ra cơ hội mới cho xuất khẩu
![]() | Hiệp định RCEP: Những điều doanh nghiệp cần biết |
![]() | Cùng nắm tay sẵn sàng ra “biển lớn” |
![]() | Lãnh đạo Australia, Hàn Quốc đánh giá ý nghĩa chiến lược của RCEP |
RCEP được 10 nước thành viên ASEAN ký kết với các nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand vào ngày 15/11/2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Theo Bộ Công thương, việc RCEP có hiệu lực sẽ góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. RCEP là Hiệp định có quy mô lớn nhất thế giới, có thành viên đa dạng.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) phân tích, RCEP được ký kết sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới; GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu. Nó trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số. Việc thuế quan sẽ giảm dần về 0 sẽ giúp DN các nước thành viên mở rộng thị trường hơn nữa. Đối với RCEP, mức độ mở cửa cao hơn, thị trường lớn hơn và các chính sách tốt hơn sẽ mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển mới, tạo động lực bền vững cho sự phục hồi sau đại dịch của nền kinh tế toàn cầu.
Có thể thấy, đối với Hiệp định RCEP, các DN xuất khẩu sẽ được mở ra một thị trường lớn với mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu dễ chịu hơn so với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hài hòa hóa quy tắc xuất xứ (thay vì áp dụng 5 bộ quy tắc xuất xứ của 5 hiệp định FTA như hiện nay) giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, việc thiết lập Hiệp định này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà DN Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia. Với các DN đã tiếp cận CPTPP hay EVFTA, thì việc đáp ứng yêu cầu của RCEP là đơn giản. Còn các DN mới tiếp cận được RCEP hay các cam kết đơn giản hơn, thì nên khai thác cơ hội hiện tại song song với đầu tư chất lượng, thương hiệu để hướng tới tiêu chuẩn cao hơn.
Theo đại diện Bộ Công thương, cũng như với các hiệp định FTA khác, để khai thác triệt để lợi ích do RCEP mang lại, việc đầu tiên DN Việt Nam cần làm là nghiên cứu kỹ cam kết của Hiệp định, nhất là các cam kết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình, chẳng hạn như lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia Hiệp định, quy tắc xuất xứ của Hiệp định; cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, các quy định về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại...
Để hỗ trợ các DN Việt Nam sớm tiếp cận và khai thác tối ưu những cơ hội, thuận lợi mà RCEP đem lại, Bộ Công thương đã chuẩn bị lộ trình triển khai các kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến Hiệp định đến các đơn vị, tổ chức có liên quan và các DN trong nước, đặc biệt là DNNVV.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) chia sẻ, để tận dụng tối đa những cơ hội và tiềm năng do RCEP mang lại, bên cạnh các giải pháp đồng bộ từ các cơ quan quản lý nhà nước, DN cần chủ động, tích cực tìm hiểu các cam kết để từ đó nắm bắt cơ hội và tự chủ được những khó khăn có thể gặp phải, từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp để tận dụng tốt các lợi ích và giảm thiểu khó khăn khi RCEP đi vào thực thi.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
