agribank-vietnam-airlines

Quyền Giám đốc WB: Việt Nam chủ động và nắm lấy cơ hội thay đổi

 - 
Bà Stallmeister cũng khuyến nghị Việt Nam nên tìm hướng thay thế cho những động lực tăng trưởng truyền thống khi sức cầu ở nước ngoài và tiêu dùng ở trong nước đang yếu dần đi.
aa

quyen giam doc wb viet nam chu dong va nam lay co hoi thay doi

Công nhân sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. (Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN)

Đại dịch COVID-19 đã trở thành cú sốc y tế lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Chính phủ các quốc gia trên thế giới đang buộc phải đưa ra những lựa chọn khó khăn giữa việc cứu sống nhân mạng hay hạn chế hoạt động kinh tế thì Việt Nam đã có những phản ứng nhanh và mạnh dạn. Các biện pháp ứng phó sớm đã cho thấy hiệu quả rất cao đến thời điểm này.

Đây là nhận định của bà Stefanie Stallmeister, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.

Bà Stallmeister cũng khuyến nghị Việt Nam nên tìm hướng thay thế cho những động lực tăng trưởng truyền thống khi sức cầu ở nước ngoài và tiêu dùng ở trong nước đang yếu dần đi.

Bà Stallmeister cho rằng có thể thận trọng mở cửa biên giới và triển khai gói kích thích tài khóa quy mô; đồng thời, hỗ trợ đúng đối tượng cho những doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất...

Có thể thấy rõ mặc dù đã hơn 1 tháng tái dịch COVID-19 nhưng nền kinh tế cả nước chưa cho thấy nhiều dấu hiệu bị xáo trộn.

Ở Thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh... vẫn chứng kiến cảnh đường sá tấp nập, công trình xây dựng sôi động, các cửa hàng, siêu thị vẫn mở cửa phục vụ.

Cuộc sống quen thuộc vẫn diễn ra hàng ngày như vốn có để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân... Tất cả nhờ vào những nỗ lực của Chính phủ, người dân trong việc kiểm soát nguồn lây nhiễm, kiềm chế dịch và tránh tổn thất về con người.

Quan trọng hơn là ý thức công dân đã có sự thay đổi rõ rệt trong việc sử dụng các biện pháp phòng vệ, chống nguy cơ lây nhiễm; biết tận dụng công nghệ và các giải pháp phần mềm cảnh báo rủi ro; đồng thời, khắc phục tình trạng sợ hãi, bị ảnh hưởng vì nhiễu loạn thông tin dẫn tới ồ ạt mua sắm, tích trữ... gây náo loạn thị trường.

Dường như, phần đông người dân đều bắt đầu có tư duy chung sống hòa bình, thích nghi dần với những thói quen đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc, nâng cao ý thức cộng đồng...

Đánh giá thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết khi đại dịch COVID-19 xuất hiện lần một khiến hầu hết doanh nghiệp trong nước chưa kịp hồi phục, thì đã vội vã tiếp tục “làn sóng” lần hai.

quyen giam doc wb viet nam chu dong va nam lay co hoi thay doi

Sản xuất các linh kiện nhựa tại khu công nghiệp Quế Võ. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Đợt tái dịch này đã có các ca tử vong và số lượng người nhiễm bệnh tăng cao gấp nhiều lần so với đợt dịch trước. Tuy nhiên, không vì thế khiến toàn bộ nền kinh tế nói chung và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng phải đột ngột ngưng lại.

Phải thừa nhận một thực tế là cơn bão COVID-19 đã khiến giãn cách và làm đứt đoạn các chuỗi cung ứng, nguyên liệu đầu vào và các ngành đang bị "ngấm đòn" nặng nề nhất hiện nay đang là dệt may, da giày và những ngành thâm dụng nhiều lao động.

Nhiều doanh nghiệp cũng đang lâm vào tình cảnh thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh; gánh nặng chi trả tiền lương cán bộ công nhân viên và cũng thiếu một số điều kiện nhất định để tiếp cận các gói hỗ trợ giải cứu của Chính phủ để thoát khỏi giai đoạn khó khăn hiện nay, ông Phòng nhấn mạnh.

Là một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, bà Đào Thị Thu Huyền, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) cho biết: "Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu. Kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái nên chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục đứt gãy, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh ở các thị trường. Các doanh nghiệp chúng tôi thực sự đang phải gồng mình để người lao động không phải nghỉ việc cho dù dịch bệnh chưa biết kéo dài đến khi nào."

Nhìn ở góc độ lạc quan, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, dịch COVID-19 đang đem lại một cơ hội để hướng tới phát triển nền kinh tế "không tiếp xúc” thông qua việc đẩy mạnh thanh toán công nghệ số, giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa hay chia sẻ dữ liệu số hóa...

Điều đó được hiểu, mặc nhiên, nền kinh tế sẽ tự chuyển đổi số một cách vô điều kiện và các doanh nghiệp cũng sẽ phải tự động chuyển đổi số để thích ứng với tình hình mới nếu muốn gia tăng năng lực cạnh tranh để duy trì sự sống còn và vị thế của mình trên thương trường.

Là người tích cực thúc đẩy chủ trương số hóa nền kinh tế của Chính phủ, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết: "Những tháng ngày COVID đã cho chúng ta thấy không gian trực tuyến rất quan trọng: Từ làm việc trực tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến, mua hàng trực tuyến đến thanh toán trực tuyến... COVID-19 cũng đang đòi hỏi chúng ta phải phát triển sáng tạo hơn nhưng cũng phải nhân văn hơn, bao trùm hơn. Chuyển đổi số là cuộc cách mạng tiếp theo của nhân loại hướng tới mục tiêu này."

Trước những thách thức của đợt tái dịch, ông Lộc cho rằng, chuyển đổi số thành công hay thất bại không phụ thuộc vào công nghệ mà phụ thuộc chủ yếu là quyết tâm chính trị và thể chế quốc gia.

Chính phủ nên tạo ra hệ thống thể chế hiện đại với các quy định pháp luật phù hợp, cơ sở hạ tầng đồng bộ, cung ứng nguồn nhân lực dồi dào có kỹ năng, để tạo được hệ sinh thái cho thương mại điện tử, cho nền kinh tế số. Đó là những tư duy mới rất cần niềm tin và quyết tâm cao để thực hiện.

Riêng với các doanh nghiệp, ông Lộc cho rằng, không thể là lúc nào khác mà ngay thời điểm này doanh nghiệp cần phải đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số, hướng tới các mục tiêu phát triển sáng tạo, bền vững, bao trùm.

Tư duy “sợ mất mát, ngại thay đổi” chính là rào cản lớn nhất cho sự chuyển đổi số của doanh nghiệp. Ở thời điểm khó khăn và trước những thách thức của dịch bệnh, vẫn còn không ít doanh nghiệp rất thờ ơ với kỹ thuật số và coi chuyển đổi số chỉ là phương tiện để giới thiệu hay là chi phí phải gánh chịu chứ không phải khoản đầu tư quan trọng hàng đầu để nâng cao lợi thế cạnh tranh.

"Do đó, để tồn tại và đứng vững trong lúc này, hãy chủ động và nắm lấy cơ hội thay đổi," ông Lộc đề nghị./.

www.vietnamplus.vn

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu toàn cầu lao dốc và đồng USD tiếp tục giảm trong sáng thứ Sáu, thị trường trái phiếu cũng chịu áp lực bán khi căng thẳng thuế quan đã làm dấy lên nỗi lo về một cuộc suy thoái và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Sự lo lắng đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản an toàn, khiến đồng franc Thụy Sĩ tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data