Quy định lạm dụng xe công cứng nhắc thì thấy nhiều vi phạm
![]() | Siết chặt quản lý tài sản công |
Đồng tình rất cao với những giải trình, tiếp thu mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu, nhưng đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đã tham gia một số ý kiến với mong muốn làm thế nào để dự án luật này khi đi vào thực hiện sẽ đảm bảo tính khả thi.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương |
Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, đối với Điều 11 dự thảo Luật về các hành vi cấm. Trước hết các đại biểu đều đồng tình rất cao với việc chống lạm dụng, lợi dụng, chiếm đoạt với các tài sản công. Tuy nhiên, nếu quy định như vậy thì việc xử lý rất khó bởi trên thực tế, những vi phạm diễn ra rất nhiều. Ví dụ, chuyện lợi dụng, lạm dụng xe công, nếu cứ quy định lợi dụng, lạm dụng xe công một cách cứng nhắc thì thấy rất nhiều vi phạm.
“Có trường hợp đi công tác nhưng rồi ghé về thăm quê hay như đi làm hằng ngày rồi khi về ghé đi thăm bệnh nhân là người nhà ở bệnh viện, nếu xét cho cùng thì đấy là vi phạm và lạm dụng xe công. Tuy nhiên, có đến mức phải xử lý không vì nếu như quy định một cách cứng nhắc trong luật như vậy thì phải xử lý” – ông Cương lập luận.
Hay như tại Khoản 8 và Khoản 9, Điều 11, quy định không thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, sử dụng tài sản công theo đúng quy định của pháp luật. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, “quy định như vậy là đúng rồi nhưng tôi nghĩ vẫn còn thiếu, thiếu ở chỗ là trong các điều của chương 2 quy định trách nhiệm xử lý cho các cơ quan, tổ chức rất rõ, nhưng trong đó chúng ta không quy định cấm không xử lý hành vi vi phạm thì vẫn vi phạm, tức là khi thấy hành vi vi phạm thì phải xử lý đúng theo quy định của luật. Lâu nay trong tình trạng thực tiễn diễn ra rất nhiều hành vi vi phạm nhưng không ai xử lý. Vì vậy cần phải có sự bổ sung thêm và Khoản 8 với Khoản 9 nên gộp lại với nhau”.
Còn tại Điều 12 quy định về việc cơ quan, tổ chức, đơn vị và các đối tượng có hành vi vi phạm về pháp luật quản lý sử dụng, gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường. Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, quy định về mặt nguyên tắc như thế cũng đúng, nhưng thực tế rất khó áp dụng. Lấy ví dụ như một người lái xe được giao cho lái xe cho một cơ quan. Có thể người lái xe không có lỗi gì khi xảy ra tai nạn, như do một xe khác người ta đâm vào, hoặc thậm chí đỗ bên đường và bị một xe khác đâm vào... đai biểu Cương đặt vấn đề "Thế nhưng nếu quy hết trách nhiệm cho người lái xe phải bồi thường thì có đúng hay không?". Theo ông Cương, cần phải quy định rõ việc này, là trách nhiệm lỗi cố ý, lỗi vô ý và có lỗi hay không có lỗi... Chứ quy định như thế này thì phải bồi thường hết là không đúng.
Đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) cho rằng, khái niệm tài sản công hiện đã cụ thể hóa tại Điều 53 của Hiến pháp năm 2013 về chế độ quản lý sử dụng và xác định rõ vai trò Nhà nước đối với tư cách chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với tài sản công, tạo đồng bộ thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, một số quy định trong dự thảo Luật vẫn còn mang tính chất khung, khó áp dụng trong thực tiễn, còn sử dụng nhiều cụm từ "các hình thức khác theo quy định của pháp luật", "theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ...".
Do đó, có thể sau khi ban hành Luật lại phải phát sinh nhiều văn bản hướng dẫn, giải thích quy định trong dự thảo, dễ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng cùng một vấn đề nhưng áp dụng không thống nhất. Trong khi đó, theo ông Tuân, hiện nay, hệ thống các văn bản dưới luật lại quá nhiều, nhiều văn bản điều chỉnh trong cùng một lĩnh vực nên khó cập nhật và khó vận dụng trong thực tiễn.
Vì vậy, đối với một số quy định, đề nghị ban soạn thảo cần quy định cụ thể ngay trong dự thảo luật này đối với đối tượng như đối tượng tiêu chuẩn, định mức, trang bị tài sản, trụ sở làm việc, nhà công… Cụ thể, tại Khoản 1, Khoản 4, Điều 3 về khái niệm và phân loại tài sản theo kiểu liệt kê dẫn tới có thể chưa đầy đủ hoặc không bao quát được hết các loại tài sản. Theo đại biểu Tuân, nên đưa ra các tiêu chí xác định để quy định về khái niệm tài sản công để có tính bao quát đầy đủ hơn các lĩnh vực khác. Mặt khác, qua nghiên cứu thấy quy định như dự thảo Luật sẽ mâu thuẫn với luật kiểm toán cũng có giải thích về từ ngữ, tài sản công nên đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
