Quỹ BLTD không được sử dụng vốn để kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, BĐS
![]() | Nâng tầm quỹ bảo lãnh tín dụng |
![]() | Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa |
![]() | Quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên |
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo đó, Thông tư này quy định về: Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ BLTD tại địa phương được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 34/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 34/2018/NĐ-CP); đồng thời Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ BLTD.
Dự thảo Thông tư nêu rõ, Quỹ BLTD là quỹ tài chính tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện chức năng BLTD cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các tổ chức cho vay theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP.
Quỹ BLTD có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các NHTM hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quỹ BLTD tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật; thực hiện bảo toàn và phát triển vốn, bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động; hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Thông tư này.
Quỹ BLTD hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được miễn và nộp thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP.
Vốn hoạt động của Quỹ BLTD theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP. Quỹ BLTD quản lý, sử dụng vốn và tài sản theo đúng quy định tại Điều 41 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP.
Về bảo đảm an toàn vốn, Dự thảo Thông tư quy nêu rõ, Quỹ BLTD có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, gồm: Quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả; Mua bảo hiểm tài sản và các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật; Trích lập và hạch toán đầy đủ vào chi phí hoạt động của Quỹ theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP; Xử lý tổn thất về tài sản theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP và Thông tư này; Tuân thủ đầy đủ các quy định về đối tượng, điều kiện, phạm vi bảo lãnh, giới hạn cấp bảo lãnh và các nội dung liên quan đến hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ theo quy định Nghị định số 34/2018/NĐ-CP.
Đặc biệt, Quỹ BLTD không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán (trừ trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ chức, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh), kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh không được phép khác.
Quỹ BLTD cũng không được huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…
Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro của Quỹ BLTD được thực hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP.
(Xem toàn văn Dự thảo thông tư)
Tin liên quan
Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
