Quảng Nam: 9 tháng dư nợ tín dụng chính sách tăng 10% so với đầu năm
Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở xứ Quảng Quảng Nam: Ngân hàng tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi |
![]() |
Nguồn vốn từ tín dụng chính sách đang góp phần xây dựng xây dựng nông thôn mới ở xứ Quảng |
Nguồn vốn tín dụng chính sách trong 9 tháng ở Quảng Nam đã góp phần giải quyết việc làm cho 7.747 lao động; giúp 1.199 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng hơn 14.326 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng 433 ngôi nhà ở xã hội cho người dân, 3 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; giúp cho 1.437 hộ dân tộc thiểu số có điều kiện xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề vươn lên ổn định cuộc sống...
Có thể nói, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tại Quảng Nam cơ bản đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ chính sách, góp phần tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, nâng cao mức sống người nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần đẩy nhanh công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương. Cụ thể, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022-2025, số hộ nghèo trên địa bàn Quảng Nam là: 29.146 hộ, tỷ lệ 6,63%; giảm 3.981 hộ nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm 0,96% so với số hộ nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, vượt 158% so với kế hoạch đề ra (giảm 3.000 hộ nghèo).
Bên cạnh đó, đến nay, Quảng Nam cũng đã có 17/18 đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới (94,4%), 123/193 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 63,73%), 10 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao (chiếm 5,18%), trong đó có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Theo đại diện NHCSXH chi nhánh Quảng Nam, thời gian qua nguồn vốn tín dụng chính sách được cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả. Chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được củng cố và nâng cao.
Để nguồn vốn chính sách phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, chi nhánh sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất để phát hiện các bất cập và kiến nghị chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện tốt giải ngân nguồn vốn gắn chặt với khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, liên kết tiêu thụ sản phẩm…
Tin liên quan
Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp
