agribank-vietnam-airlines

Quản lý vốn Nhà nước: Mấu chốt vẫn là con người

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Các bộ quản lý ngành còn nhiều vướng mắc và ý kiến khác nhau về lộ trình, bước đi, cách thức thực hiện và thiết kế quy định cụ thể, mà mấu chốt vấn đề chính là sử dụng con người như thế nào?
aa
Siêu Ủy ban quản lý vốn Nhà nước: “Lo” nhiều hơn “được”
Mô hình nào cho “siêu uỷ ban” quản lý vốn?
Quản lý vốn Nhà nước: Tránh leo phải cành cụt

Đề xuất thành lập Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại DN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tiếp tục vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Tổng hợp các ý kiến công khai cho tới nay, có thể nói xu hướng quan ngại đang áp đảo quan điểm đồng tình đối với mô hình này.

Những băn khoăn lớn

Có rất nhiều lý do để viện dẫn cho những lo ngại của giới chuyên gia và một số cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Trước hết, chuyển giao toàn bộ các tập đoàn, tổng công ty lớn về một cơ quan sẽ tạo ra một “trung tâm quyền lực” quá mạnh, khó có thể kiểm soát được, dẫn đến nguy cơ lạm quyền. Đồng thời, việc thành lập và chuyển giao DN về cơ quan chuyên trách sẽ ảnh hưởng đến tiến trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN mà các bộ hiện đang thực hiện.

Quản lý vốn Nhà nước: Mấu chốt vẫn là con người
Sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước đang là bài toán khó giải

Một số chuyên gia kinh tế thì cho rằng, thành lập cơ quan chuyên trách này sẽ làm tăng biên chế Nhà nước, đi ngược lại chủ trương tinh giảm biên chế, ảnh hưởng tới hiệu quả chi ngân sách. Còn nếu vẫn dùng bộ máy cũ, chỉ “nhặt” cán bộ từ các bộ, ban, ngành về để phụ trách thì năng lực điều hành sẽ tương đương trước đây và khó có khả năng hoạt động hiệu quả hơn.

Nhiều ý kiến cũng hoài nghi về năng lực quản lý, giám sát của cơ quan chuyên trách, cho rằng nhiều bộ cùng tham gia quản lý, giám sát DN vẫn tốt hơn phương án thành lập một cơ quan thực hiện chức năng này…

Đây cũng là những vấn đề đã được Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đơn vị chắp bút cho bản dự thảo Nghị định thành lập “siêu ủy ban” này nhận diện trong Báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2016 vừa được công bố.

Theo đó, CIEM cho rằng những khó khăn và thách thức trong việc thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước chủ yếu đến từ những động thái không muốn thay đổi quyền lực và quyền lợi trong quản lý, giám sát DNNN và vốn Nhà nước tại DN.

Tuy nhiên điểm đáng mừng là so với giai đoạn trước đây, các cuộc thảo luận đã có đồng thuận cao về sự cần thiết của việc thành lập cơ quan chuyên trách, ít nhất về mặt hình thức. Bởi đây là yêu cầu phải thực hiện trong quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII.

Có thể thấy tinh thần chung là vốn và tài sản của Nhà nước cần được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn. Các bộ quản lý ngành còn nhiều vướng mắc và ý kiến khác nhau về lộ trình, bước đi, cách thức thực hiện và thiết kế quy định cụ thể, mà mấu chốt vấn đề chính là sử dụng con người như thế nào?

Và lời giải cần cân nhắc

Đứng trước những luồng dư luận phản biện, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM đã phải thốt lên: “Có lẽ nhiều người chưa đọc kỹ đề án mà chúng tôi đã trình”. Ông Cung giải thích, đây là cơ quan Nhà nước nhưng không quản lý hành chính mà thiên về chức năng đầu tư vốn.

Theo ông Cung, sở dĩ phải cho cơ quan này một “danh phận” cao hơn trong bộ máy, là bởi vị thế pháp lý và chính trị của cơ quan chuyên trách có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện và mục tiêu thành lập của nó. Kinh nghiệm hơn 10 năm qua cho thấy, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là mô hình thực sự tốt theo thông lệ quốc tế về chuyên trách và chuyên nghiệp hóa bộ máy quản lý vốn Nhà nước.

Tuy vậy, theo CIEM, vị thế “thấp” của SCIC làm cho cơ quan này khó “điều khiển” được các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lớn. Tương tự, một cơ quan chuyên trách nằm trong cơ cấu của một bộ sẽ khó đáp ứng được yêu cầu độc lập và ngang hàng với các bộ quản lý ngành trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

Vì vậy, CIEM đề xuất cơ quan chuyên trách trong thời gian tới nên là cơ quan ngang bộ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ. Trong đó, hình thức cơ quan thuộc Chính phủ là phương án ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh đó, để bảo toàn và tối đa hóa giá trị vốn Nhà nước đầu tư, phương thức hoạt động của cơ quan chuyên trách phải có tính chất về đầu tư kinh doanh, khác xa với phương thức quản lý hành chính của các cơ quan chủ sở hữu hiện nay, trước hết về chế độ hạch toán và công tác nhân sự.

Về lãnh đạo và nhân viên của cơ quan chuyên trách phải là những người có kiến thức và kinh nghiệm về đầu tư, kinh doanh (cả đầu tư và kinh doanh quốc tế); có các kỹ năng phân tích, đánh giá về đầu tư tài chính, quản trị rủi ro... Không coi họ là công chức Nhà nước, và họ không phải là công chức Nhà nước.

Với yêu cầu cao và rất khác với mô hình hiện nay, TS. Nguyễn Đình Cung khuyến nghị, vấn đề cần giải quyết là phải tìm giải pháp để nâng cao năng lực của cơ quan này để đủ sức quản lý, sử dụng khối tài sản khổng lồ của Nhà nước, trong đó tập trung vào vấn đề con người. “Đừng chỉ nhìn trong các bộ, cơ quan Nhà nước, mà phải nhìn ra toàn xã hội, thậm chí toàn thế giới. Và còn phải thấy cả chức năng của một NĐT trong mỗi con người, thậm chí năng lực này giữ vai trò quyết định”, ông Cung nói.

Đồng tình với mô hình này, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, kể cả vẫn là những con người đó nhưng khi vào bộ máy mới thì họ buộc phải hoạt động cho hiệu quả và phù hợp. Khi đã vào một bộ máy chung thống nhất, với công việc cụ thể cho từng chức danh thì trách nhiệm cá nhân sẽ được xác định rõ ràng. Mô hình này, ít nhất cũng tạo được thay đổi quan trọng là quy trách nhiệm về một đầu mối.

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data