PMI tăng trở lại trong tháng Hai, đạt 51,6 điểm
“Dữ liệu tháng Hai cho thấy mức cải thiện chung về sức khỏe lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Đà tăng của số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục được duy trì, trong khi sản lượng việc làm và hoạt động mua hàng tiếp tục tăng. Tuy nhiên, niềm tin kinh doanh tiếp tục giảm với các lo ngại về ảnh hưởng tiếp tục của đại dịch COVID-19”, IHS Markit khái quát.
Theo đó, PMI Ngành sản xuất Việt Nam đã tăng từ 51,3 của tháng Một lên 51,6 trong tháng Hai, cho thấy sự cải thiện của các điều kiện kinh doanh. Sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã mạnh lên trong ba tháng liên tiếp, sau khi xuống dưới ngưỡng trung tính (50 điểm) vào tháng 11/2020.
![]() |
IHS Markit cho biết, số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, từ đó giúp cải thiện các điều kiện kinh doanh tổng thể. Số lượng đơn đặt hàng mới đến nay đã tăng sáu tháng liên tiếp. Tổng số lượng đơn đặt hàng mới được hỗ trợ khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại cùng những dấu hiệu cho thấy nhu cầu thị trường quốc tế cải thiện.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng là nhân tố chính dẫn đến sản lượng tăng trở lại. Mức tăng nhẹ cũng một phần là do nỗ lực tăng tồn kho thành phẩm. Những nỗ lực này đã giúp kết thúc thời kỳ giảm hàng tồn kho sau sản xuất kéo dài bốn tháng vừa qua.
Việc làm đã tăng lần thứ hai trong ba tháng khi các công ty đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu về sản xuất tăng lên. Nguồn lực tăng thêm này giúp các công ty kiểm soát được khối lượng công việc và tiếp tục giảm lượng công việc chưa thực hiện.
Hoạt động mua hàng tiếp tục tăng nhưng tồn kho hàng mua tiếp tục giảm khi hàng hóa đầu vào được đưa vào sản xuất. Những khó khăn trong khâu mua nguyên vật liệu cũng góp phần làm giảm tồn kho hàng mua. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài.
Những khó khăn trong việc mua hàng từ nước ngoài do thiếu container chuyển hàng và do nhu cầu nguyên vật liệu của thế giới vượt quá khả năng cung cấp đã dẫn đến kéo dài thời gian giao hàng.
“Sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng tiếp tục tăng là những dấu hiệu tích cực, nhưng số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng mới đây dẫn đến tâm lý thận trọng”, Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói.
Những mất cân bằng này tiếp tục làm chi phí đầu vào tăng mạnh trong tháng Hai. Mặc dù tốc độ tăng giá đã chậm lại thành mức thấp của ba tháng, mức tăng giá đầu vào vẫn nhanh hơn mức trung bình của lịch sử khảo sát mười năm qua.
Các nhà sản xuất đối phó với chi phí đầu vào tăng bằng cách tăng tương ứng giá bán hàng. Tuy nhiên, mức tăng giá chỉ là nhẹ, và là chậm nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Đáng chú ý, niềm tin kinh doanh tiếp tục giảm ba tháng liên tiếp trong tháng Hai khi đã rơi về mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020. Tâm lý kinh doanh đã chịu ảnh hưởng của những lo ngại về tác động tiếp theo của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, các công ty vẫn lạc quan với hy vọng đại dịch sẽ được kiểm soát trong năm tới, từ đó niềm tin được duy trì.
“Trước đây, Việt Nam đã khẳng định thành công trong việc kiểm soát nhanh chóng vi-rút, và nếu lần này tiếp tục thành công, chúng ta hy vọng thấy lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng trưởng. IHS Markit hiện dự báo sản xuất công nghiệp tăng 6,8% trong năm nay”, Andrew Harker thông tin thêm.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
