Phục hồi, phát triển kinh tế cấp bách hơn bao giờ hết
![]() |
Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế trở nên cấp bách hơn bao giờ hết |
Cần hành động nhanh, mạnh mẽ hơn
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, việc sớm ngăn chặn được dịch bệnh đã tạo tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Tuy vậy, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta trong quý II, kinh tế Việt Nam trong quý II chỉ tăng trưởng 0,36%, thấp nhất trong 30 năm qua; tính chung cả 6 tháng, tăng trưởng đạt 1,81%.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần phải có kế hoạch hành động mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm 2020, nếu không thì việc vực dậy trong năm 2021 sẽ rất khó khăn.
Phân tích, đánh giá tình hình những tháng cuối năm 2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình 6 tháng cuối năm dự báo sẽ rất thách thức, sức ép về kiểm soát lạm phát là rất lớn, thị trường đầu ra cho sản xuất kinh doanh, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo còn gặp rất nhiều khó khăn. Để kích thích tăng trưởng, phục hồi nhanh và thúc đẩy phát triển kinh tế, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cần tập trung cao độ; nghiêm túc, quyết liệt, khẩn trương, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp đề ra tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời mở rộng không gian phát triển, tìm kiếm thêm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế; tập trung rà soát nhằm phát huy mọi dư địa tăng trưởng trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng dự án lớn, trọng điểm.
Chính phủ không để tình trạng trì trệ tiếp diễn
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định lại quan điểm chỉ đạo kiên quyết không để dịch bệnh quay trở lại trong điều kiện phục hồi kinh tế bền vững. Các ngành và địa phương cần có giải pháp chủ động, không chỉ đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch mà còn tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước.
Giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng, Thủ tướng nhấn mạnh điều hành chính sách tiền tệ cần tiếp tục chủ động, linh hoạt hơn, hiệu quả, để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng phù hợp, đồng thời duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát dưới 4%, kiềm chế lạm phát nhưng không thắt chặt tiền tệ, tài khóa. “Tín dụng phải tăng ít nhất 10% năm nay. Nợ công có thể nâng thêm 2-3% để chính sách tài khóa rõ nét hơn nữa”, Thủ tướng lưu ý.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo NHNN tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách gia hạn nợ, miễn giảm lãi suất, chi phí cho các khoản vay mới và cho vay hiện hữu để chia sẻ với DN; nghiên cứu các chương trình cho vay hỗ trợ ổn định kinh doanh khẩn cấp đối với các DN lớn chịu thiệt hại của dịch Covid-19…
Song song với chính sách tiền tệ, cần chú trọng điều hành các chính sách tài khóa và các chính sách khác. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính triển khai ngay các chính sách tháo gỡ khó khăn liên quan thuế, phí, lệ phí, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế môi trường với nguyên liệu đầu vào, giảm 50% lệ phí trước bạ đăng ký ô tô, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp…
Giải pháp trọng tâm khác là tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nay còn khối lượng tiền rất lớn gần 30 tỷ USD, mà tới 60% nằm ở địa phương, riêng vốn ODA chiếm tới 60.000 tỷ đồng. Vì vậy cần kịp thời giải quyết vướng mắc mà quan trọng nhất là công tác giải phóng mặt bằng… “Lần này Chính phủ sẽ ra tay không để tình trạng trì trệ tiếp diễn. Phải coi giải ngân đầu tư công là căn cứ đánh giá việc điều hành năm nay của các cấp ngành, đặc biệt các địa phương”, Thủ tướng chỉ đạo.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
