agribank-vietnam-airlines

Phát huy vai trò lãnh đạo của đảng trong thực hiện chính sách xã hội (Kỳ 2)

Quý Đôn - Nguyễn Nghĩa
Quý Đôn - Nguyễn Nghĩa  - 
Thông qua tổ chức thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách. Cấp ủy, chính quyền các cấp thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội tại tỉnh Bắc Kạn.
aa
Phát huy vai trò lãnh đạo của đảng trong thực hiện chính sách xã hội (Kỳ 1)

Kỳ 2: Khi “ý Đảng hợp lòng dân”

Các cấp ủy, chính quyền của tỉnh Bắc Kạn luôn xác định công tác tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.

Để tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn và phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, công tác phối hợp giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao. NHCSXH tỉnh và các huyện đã thực hiện ký kết chương trình phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo chương trình phối hợp. Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện các nội dung công việc được NHCSXH ủy thác, thực hiện tốt văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác đã ký kết...

Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Ba Bể với NHCSXH huyện theo chương trình phối hợp
Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Ba Bể với NHCSXH huyện theo chương trình phối hợp

Những năm qua, Hội Nông dân các cấp thường xuyên chủ động phối hợp với NHCSXH tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách hoạt động ủy thác và Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ. Phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Sau hơn 10 năm, các cấp Hội đã tổ chức được 14.600 lớp, với trên 589 nghìn lượt hội viên vay vốn tham gia.

Ông Cao Minh Hải, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Chương trình phối hợp nhận ủy thác cho vay vốn giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và tổ chức Hội Nông dân nói riêng là chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn, nguồn vốn được giải ngân trực tiếp đến đúng đối tượng chính sách, thực hiện công khai, dân chủ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng thực hiện vì mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Hiện nay, Hội Nông dân tỉnh quản lý 432 tổ TK&VV, với 19 chương trình cho vay, tổng dư nợ là 923 tỷ đồng, tạo điều cho trên 12.400 hộ được vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Chất lượng tín dụng ngày càng được củng cố, nâng cao, đây là một sự nỗ lực rất lớn đối với các cấp Hội Nông dân trong tỉnh.

Từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban quản lý Tổ TK&VV thôn Nà Coọng, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã tích cực tuyên truyền, triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội đến các tổ viên và bà con nhân dân trong thôn. Qua đó, nhiều lượt hộ đã được vay vốn các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động để đầu tư vào trồng trọt chăn nuôi và chi phí đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, Tổ quản lý dư nợ của 07 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ trên 6 tỷ đồng với 60 hộ vay vốn còn dư nợ. Thực hiện đúng quy ước của Tổ, các thành viên của tổ đều tham gia gửi tiền tiết kiệm với mức 50.000 đồng/người/tháng. Tổ không có nợ quá hạn, không có lãi tồn phát sinh, hằng tháng tham gia giao dịch tại xã và nộp lãi đầy đủ, tổ luôn nhận được đánh giá tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chị Bàn Thị Việt, Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Nà Coọng, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) cho biết: “Tổ luôn xác định phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để Nhân dân hiểu rõ các chính sách của từng chương trình tín dụng, từ đó người dân yên tâm, tin tưởng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Nội dung tuyên truyền phải thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc sử dụng vốn vay trực tiếp tại các hộ gia đình và cùng trao đổi những kinh nghiệm làm ăn để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn”.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, dưới sự lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng, sự chung tay vào cuộc của hệ thống các tổ chức chức chính trị - xã hội đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo bền vững và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đánh giá về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, ông Nguyễn Trọng Lăng, Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) cho biết: “UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo việc triển khai tín dụng chính sách xã hội được thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội to lớn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, tạo điều kiện cho NHCSXH hằng tháng thực hiện giao dịch tại xã, thị trấn đảm bảo an toàn, phục vụ Nhân dân thuận tiện, hiệu quả”.

Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) giải ngân vốn vay tại Điểm giao dịch xã Dương Phong
Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) giải ngân vốn vay tại Điểm giao dịch xã Dương Phong

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là sự đóng góp quan trọng của Ngân hàng Nhà nước, NHCSXH trong tham mưu, tổ chức thực hiện Chỉ thị 40, Kết luận 06 của Ban Bí thư và các kế hoạch triển khai do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đồng thời, định hướng một số nhiệm vụ cụ thể, trong đó các địa phương tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH, quán triệt thực hiện hiệu quả Chỉ thị 34-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng cho vay để mua, thuê, xây dựng, sửa chữa nhà ở xã hội, giao cho NHCSXH thực hiện. Đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ tiếp tục dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội nâng cao đời sống Nhân dân.

Quý Đôn - Nguyễn Nghĩa

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data