agribank-vietnam-airlines

Phát huy công cụ chính sách để thu hút dòng vốn cho năng lượng sạch

Hương Giang
Hương Giang  - 
Hiện nay, quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng tại Việt Nam đang được đẩy mạnh nhằm đến phát triển bền vững. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư và năng lực doanh nghiệp năng lượng đang là hai rào cản lớn cho quá trình này.
aa
hai kho trong chien luoc chuyen dich nang luong Gắn phát triển năng lượng tái tạo với tăng trưởng xanh
hai kho trong chien luoc chuyen dich nang luong Để phát triển năng lượng tái tạo
hai kho trong chien luoc chuyen dich nang luong Cấp điện cho vùng sâu, vùng xa bằng năng lượng tái tạo
hai kho trong chien luoc chuyen dich nang luong
"Hai khó" trong chiến lược chuyển dịch năng lượng

Giới chuyên gia đánh giá, Việt Nam có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn và nổi trội ở khu vực; tiềm năng điện mặt trời lớn, có thể phát triển ở các quy mô khác nhau và cơ hội kết hợp giữa các công nghệ năng lượng và giữa năng lượng tái tạo với nông nghiệp để tạo ra nhiều đồng lợi ích. Ngoài ra, thủy điện là nguồn điều khiển tần số trong hệ thống điện có chi phí thấp cho Việt Nam; pin tích năng và công nghệ sản xuất hydro là chìa khóa cho tương lai năng lượng sạch, đã tạo những thúc đẩy mạnh mẽ trong việc phát triển năng lượng tái tạo.

Nắm bắt cơ hội phát triển năng lượng, thời gian qua, Việt Nam đã ban hành một số chủ trương, chính sách và cơ chế, trong đó xác định chiến lược phát triển năng lượng tái tạo như Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Điều này đã tạo những thúc đẩy mạnh mẽ trong việc phát triển năng lượng tái tạo.

Minh chứng thêm về quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với phát triển năng lượng, ông Đinh Thế Phúc, Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chia sẻ, trong Quyết định số 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có một số quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Có thể kể đến như đầu tư phát triển hệ thống điện phải đảm bảo đồng bộ và hợp lý từ sản xuất - truyền tải - phân phối kinh doanh điện, có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo; tiếp cận công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn, tin cậy, bảo vệ môi trường.

Đồng thời, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, trọng tâm là năng lượng tái tạo, năng lượng sạch cũng như các chương trình tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả; tăng cường thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, bao gồm: Vốn viện trợ phát triển chính thức ưu đãi, viện trợ phát triển chính thức không ưu đãi, vay thương mại nước ngoài.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ đầu tư chuyển dịch năng lượng ngành Ngân hàng cũng triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, “tín dụng xanh” là một trong những định hướng mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho các ngân hàng những năm gần đây. Các ngân hàng đang hướng đến "tín dụng xanh" thông qua việc dành nguồn vốn ưu đãi để cho vay các cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống mà không gây ảnh hưởng xấu hoặc có khả năng bảo vệ tài nguyên, môi trường, xã hội.

Tuy nhiên, tại Diễn đàn phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế (20/4), bà Nguyễn Thị Diệu Trinh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, suất đầu tư vẫn cao, hệ số công suất thấp (từ 20 - 30%) dẫn đến chi phí sản xuất điện cao. Như điện gió khoảng 2 triệu USD/MW, điện mặt trời khoảng 1,1 đến 1,3 triệu USD/MW tương đương với chi phí đầu tư thủy điện, nhưng hệ số công suất thủy điện có thể đạt từ 40 - 45%).

“Năng lực của các công ty dịch vụ năng lượng còn yếu, chất lượng tư vấn, thiếu số lượng và chưa sẵn sàng, tiềm lực về vốn để đầu tư vào năng lượng tái tạo. Đây đều là những thách thức đối với chuyển dịch năng lượng bền vững”, bà Diệu Trinh nói.

Để giải quyết những thách thức này, ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phòng Kinh tế Năng lượng – Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) kiến nghị, cần nghiên cứu áp dụng các công cụ tài chính (thuế, phí, chứng chỉ…) nhằm điều chỉnh hành vi sản xuất và tiêu thụ năng lượng và tạo nguồn thu cho hoạt động đầu tư vào các giải pháp năng lượng sạch.

Đồng thời, cần giám sát nghiêm ngặt đối với mọi cơ sở khai thác và sản xuất năng lượng có phát thải ô nhiễm môi trường và có các chế tài đối với các cơ sở năng lượng vi phạm quy định, phát thải ô nhiễm ra môi trường vượt mức cho phép, ông Nguyễn Ngọc Hưng nói.

Là một nhà hoạt động vì cộng đồng, bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phân tích, trong "cuộc chơi" chuyển dịch năng lượng tái tạo, chúng ta không làm chủ được về công nghệ, vốn thì phải huy động. Cái duy nhất Việt Nam có là công cụ chính sách để thu hút dòng vốn, hỗ trợ dòng vốn cho doanh nghiệp trong nước lớn mạnh như các doanh nghiệp có vốn FDI đã từng được ta hỗ trợ trước đây.

Ở góc độ vĩ mô, PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, muốn nắm bắt kịp thời những tín hiệu rất nhanh, rất rõ ràng của thị trường năng lượng tái tạo, ta phải chơi những cuộc chơi lớn. "Trước đây có thể đánh du kích nhưng bây giờ không thể nữa. Phải dám chơi tử tế, dám đi xa. Tư duy vươn ra biển, hội nhập sâu rộng, tư duy chơi lớn. Nếu doanh nghiệp chúng ta nhỏ mà biết liên kết tốt thì sẽ tạo ra mạng lưới để cùng nhau đi xa", PGS.TS Bùi Quang Tuấn phân tích.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nhiều ngân hàng đã có kế hoạch tăng cường đầu tư vào năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và các hoạt động khác nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ít carbon. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nhà đầu tư cần đặt ra tiêu chí rõ ràng trong hoạt động, có chiến lược phát triển, quy trình sản xuất và mục đích sử dụng vốn để không sử dụng "sai lệch".

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data