agribank-vietnam-airlines

PCI 2018: Tham nhũng giảm, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố sáng 28/3, cho thấy bức tranh có nhiều khởi sắc của môi trường đầu tư, kinh doanh trên khắp cả nước. 
aa
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 28/3
PCI 2018: Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu

Với những cải thiện đáng kể so với các năm trước, kết quả khảo sát PCI cho thấy tiến trình cải cách ở các địa phương đã đồng bộ hơn. Trong năm thứ 14 thực hiện khảo sát, tỉnh Quảng Ninh lần thứ hai liên tiếp ở vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng.

PCI 2018: Tham nhũng giảm, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn
Quảng Ninh năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu về năng lực cạnh tranh

Nhiều xu hướng tích cực

Kết quả của chỉ số PCI gốc cho thấy có cải thiện đáng kể về chất lượng điều hành kinh tế theo thời gian. Năm 2018, tỉnh trung vị đạt 61,76 điểm, cao nhất kể từ khi bắt đầu tiến hành PCI. Điểm trung vị tăng lên và xu hướng hội tụ điểm số PCI giữa các các tỉnh, thành phố đi sau với các tỉnh, thành phố dẫn đầu đã cho thấy sức lan toả và bao trùm hơn trong nỗ lực cải cách và nâng cao năng lực điều hành kinh tế ở các địa phương.

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết, các xu hướng nổi bật đáng mừng của năm 2018 là chi phí không chính thức giảm, đặc biệt là tham những vặt đã giảm rõ rệt so với thời kỳ trước. Theo đó, chỉ có 54,8% DN phản ánh phải trả chi phí không chính thức, thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, tham nhũng lớn cũng có dấu hiệu giảm bớt, thể hiện ở con số 39,3% DN cho biết có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra, giảm so với năm 2017 là 51,9% và năm 2014 là 65,6%.

Một xu hướng đáng mừng khác là môi trường kinh doanh cũng trở nên bình đẳng hơn. Việc ưu ái DNNN và DN FDI so với DN tư nhân trong nước đã giảm đáng kể. Các cấp chính quyền tỉnh nhìn chung đã trở nên năng động và sáng tạo hơn. Cụ thể, 76,3% DN đồng ý với nhận định “UBND tỉnh/thành phố linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN tư nhân”, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua; 60,9% DN nhận thấy “UBND tỉnh/thành phố rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh”, con số cao nhất kể từ năm 2009.

Cùng với đó, cải cách hành chính tiếp tục có bước tiến. Đặc biệt việc thanh tra, kiểm tra trùng lặp đã giảm đáng kể so với mấy năm trước. Đó là tín hiệu cho thấy các nỗ lực cải cách hành chính và chống tham nhũng đã phát huy tác dụng. Ông Đậu Anh Tuấn - Giám đốc Dự án PCI cho biết thêm, năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp điểm số PCI trung vị tăng. Điều này thể hiện quá trình cải thiện, thay đổi của các địa phương đang bền vững hơn.

Sự cải thiện đáng kể trong năng lực điều hành của chính quyền địa phương trong năm qua đã truyền lửa nhiều hơn cho cộng đồng DN. Theo đó, mức độ lạc quan và niềm tin của cộng đồng DN vào môi trường kinh doanh vẫn được duy trì ở mức tương đối cao: 49,3% DN tham gia khảo sát cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh, riêng khu vực FDI đạt tới 56%; 42,4% DN sẽ tiếp tục duy trì quy mô hiện tại; chỉ có 8,3% dự kiến giảm quy mô sản xuất kinh doanh hoặc đóng cửa.

Gian nan bứt phá

Mặc dù điểm số PCI có sự cải thiện tích cực qua từng năm, song nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề đáng lo ngại khi đánh giá xu hướng dài hạn. Đó là chỉ số PCI mấy năm qua đã cho thấy sự chững lại của các “ngôi sao cải cách” và sự gian nan của những nỗ lực bứt phá của nhóm dẫn đầu. Điểm số PCI của các nhà vô địch vẫn chỉ mới qua ngưỡng 70/100 điểm kỳ vọng. Điều này cho thấy, một mặt dư địa cải cách vẫn còn nhiều, mặt khác những khâu, những việc cải cách dễ dàng đều đã được các tỉnh, thành phố triển khai.

“Bây giờ chúng ta đang đụng đến những khâu, những việc khó khăn hơn, thậm chí là cốt lõi cần phải được tháo gỡ từ trần thể chế, từ cấp trung ương, từ các bộ, ngành”, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Phân tích cụ thể hơn vào các xu hướng đáng lo ngại, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, dù có những cải cách ấn tượng trong thủ tục đăng ký DN, song gánh nặng hậu đăng ký lại đang là vấn đề lớn. Cụ thể, năm 2018 có 15,8% DN cho biết phải chờ hơn 1 tháng mới có đủ tất cả các giấy tờ cần thiết ngoài giấy chứng nhận đăng ký DN để có thể chính thức đi vào hoạt động.

Ngoài ra, 34% gặp khó khăn khi xin các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; 30% mất thời gian chờ đợi để nhận giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy… Con số trên có xu hướng gia tăng trong 5 năm trở lại đây. Tỷ lệ DN cho biết gặp khó khăn để xin được các giấy phép cũng cao ở mức đáng báo động.

Một nét đáng quan ngại khác là tính minh bạch của môi trường kinh doanh theo thời gian chậm được cải thiện. Cụ thể, với thang điểm từ 1 đến 5, khả năng tiếp cận của DN với các tài liệu quy hoạch đạt 2,38 điểm theo điều tra năm 2018, chỉ quanh mức của năm 2015 và 2016, thấp hơn mức 2,63 điểm của năm 2006. Khả năng tiếp cận của DN với các tài liệu pháp lý có khá hơn, song cũng chưa có nhiều cải thiện so với những năm đầu tiến hành điều tra. “Đây là những vấn đề cần khắc phục, nếu không DN có lợi thế sẽ không phải là DN kinh doanh giỏi mà là DN quan hệ tốt”, ông Tuấn lưu ý.

Các vấn đề khác mà nhóm nghiên cứu PCI chỉ ra là tỷ lệ DN gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai đang tăng lên; trong quá trình hoạt động, DN nhận định các thủ tục hành chính khó khăn nhất là đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, quản lý thị trường… Ngoài ra, khảo sát cũng cho thấy dường như các DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ đang gặp khó khăn hơn và có xu hướng bi quan về triển vọng kinh doanh hơn. Ngược lại, DN càng lớn lại càng gặp khó khăn do ảnh hưởng của biến động chính sách.

“Cho nên ở Việt Nam có quy luật tương đối phản phát triển, DN quy mô càng lớn thì đối mặt rào cản, rủi ro chính sách càng cao. Điều này lý giải vì sao DN Việt Nam không muốn lớn”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Trước thực trạng đó, nhóm nghiên cứu PCI khuyến nghị, các cơ quan nhà nước cần có những biện pháp chính sách hiệu quả và kịp thời, hướng tới một khu vực DN tư nhân Việt Nam hoạt động hiệu quả, phát triển mạnh mẽ và bền vững trong thời gian tới.

Trong đó, cần tăng cường công khai, minh bạch hơn nữa; nâng cao chất lượng lao động và các dịch vụ hỗ trợ DN; cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính sau đăng ký DN… Ngoài ra, cần đẩy mạnh xã hội hoá, đẩy mạnh phân cấp, thực hiện định hướng các bộ ngành tập trung làm thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để tiếp tục mở đường cho những nỗ lực cải cách ở cấp địa phương và cơ sở.

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data