Ông Trump nắm quyền: Thương mại toàn cầu về đâu?
![]() | Thị trường hàng hóa rung lắc vì bầu cử ở Mỹ |
![]() | Nước Mỹ có tân Tổng thống doanh nhân đầu tiên |
Thương mại toàn cầu co hẹp và bấp bênh hơn
Theo đó, FTA giữa Mỹ với các nước như FTA Bắc Mỹ (NAFTA giữa Mỹ với Canada và Mexico) có nguy cơ ngừng phát huy hiệu lực; TPP cũng có thể “chết” khi mới phôi thai; hay hiệp định đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) sẽ bế tắc ngay khi còn đang đàm phán. Thương mại giữa Mỹ với nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mexico – hai đối tác thương mại hàng đầu – sẽ thêm đà giảm sút…
![]() |
Hiện có khoảng 6 triệu việc làm Mỹ phụ thuộc vào thương mại với Mexico |
“Nền kinh tế toàn cầu, thương mại quốc tế và các thị trường tài chính đang phải đối mặt với một thế giới mới không chắc chắn khi lãnh đạo mới của Mỹ có khả năng dẫn dắt quốc gia này đến một chủ nghĩa cô lập mới”, Lim Say Boon, Giám đốc đầu tư của Ngân hàng DBS tại Singapore, nhận định.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng cảnh báo gần đây rằng, thương mại toàn cầu đang bị mắc kẹt trong một tình trạng bất ổn sâu sắc và thậm chí “trái tim thương mại toàn cầu có thể ngừng đập". Thực tế, thương mại giữa các quốc gia đã tiếp tục xu hướng suy giảm trong năm nay.
Trump đã nhiều lần cho rằng NAFTA "đã phá hủy nước Mỹ" và rằng Chính phủ Mỹ sẽ tiến hành đàm phán lại hoàn toàn hoặc "chấm dứt" FTA này nếu ông đắc cử tổng thống Mỹ. Các chuyên gia cho rằng, việc “xé nát” NAFTA sẽ gây tác hại lớn cho cả ba nền kinh tế và không rõ Mỹ sẽ được lợi gì khi làm điều đó.
“Thực sự không biết ông Trump muốn đạt được điều gì khi làm việc này” - Paul Ashworth, trưởng nhóm nghiên cứu Mỹ của Capital Economics nói và miêu tả quan điểm này là vô nghĩa về mặt kinh tế.
Trong khi đó, các FTA đã được đàm phán xong dưới thời của Tổng thống Obama với khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) và châu Âu (TTIP) thậm chí còn đang gặp phải đe dọa từ ứng cử viên và nay đã thắng cử để trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Ông Trump không giấu giếm sự “khinh miệt” của mình với các hiệp định này. “TPP và TTIP coi như đã chết” - Ashworth nói.
TPP hiện vẫn chưa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Mới đây, Thượng nghị sỹ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ, khẳng định, TPP có “những sai lầm nghiêm trọng” và sẽ tiếp tục bị đóng băng cho tới nhiệm kỳ của một tổng thống mới. Trong trường hợp bà Clinton trúng cử, dù nhân vật này cũng phản đối TPP nhưng với sự hậu thuẫn rất lớn từ người tiền nhiệm Obama, thì rất có thể TPP sẽ được thúc đẩy xem xét nhanh hơn. Nhưng đến lúc này, với Trump trúng cử thì có lẽ cơ hội để TPP “sống sót” là rất nhỏ. Trump luôn cho rằng, TPP là "khủng khiếp" và "ăn hiếp" người lao động Mỹ.
Tình hình dường như cũng không mấy khả quan hơn với TTIP. Các quan chức cho biết, các cuộc đàm phán về hiệp định vẫn đang được tiến hành giữa Mỹ với EU. Nhưng gần đây một quan chức Đức nói rằng các cuộc đàm phán "đã chết trên thực tế". Pháp cũng đã kêu gọi tạm dừng đàm phán. Và các chuyên gia thì tin rằng, có rất ít khả năng ông Trump sẽ tìm cách theo đuổi hiệp định này.
“Chiến thắng của ông Trump có thể làm trầm trọng thêm những gì cho đến nay đã được coi là một xu hướng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ ở phương Tây. Và kết cục là sẽ khiến tiềm năng tăng trưởng chậm lại", ông Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Berenberg của Đức, nhận định.
Kỳ vọng hoãn lại các thông điệp đã đưa ra
Với Trung Quốc thì sao? Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ này cũng là một “bao cát” mà ông Trump thường xuyên “luyện tập”. “Chúng ta không thể cứ tiếp tục cho phép Trung Quốc ăn hiếp. Đó là những gì họ (Trung Quốc) đang làm" - ông Trump nói như vậy vào tháng 5 vừa qua khi nhắc đến việc Trung Quốc là nước luôn xuất khẩu nhiều hơn vào Mỹ.
Ông Trump cũng nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ để hỗ trợ xuất khẩu của nước này cạnh tranh hơn và khẳng định muốn đánh thuế với hàng hóa Trung Quốc ở mức 45% - ngưỡng mà các chuyên gia cảnh báo có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh thương mại.
Chuyên gia Ashworth nhận định, dù có thể không phải là lựa chọn hàng đầu nhưng thuế quan sẽ là vấn đề được tân tổng thống Mỹ đưa ra, bắt đầu bằng một loạt các khiếu nại chống lại Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới.
Và nếu Trump thực sự áp đặt các mức thuế cao vào hàng hóa từ Trung Quốc - nguồn nhập khẩu lớn nhất của Mỹ - thì tác động sẽ là đáng kể. "Tôi không tin rằng ông ấy sẽ tìm thấy bất kỳ kênh nào khác có thể thay thế hàng hóa Trung Quốc. Nói cách khác, việc chấp nhận nguồn thay thế khác có nghĩa sẽ phải chấp nhận giá đắt hơn, kéo theo đó là lạm phát sẽ cao hơn" - Jianguang Shen, chuyên gia kinh tế trưởng của Mizuho Securities Asia nêu quan điểm.
Những phân tích này dựa trên những phát ngôn và thông điệp mà ông Trump liên tục đề cập tới trước bầu cử. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, Trump có thể sẽ tạm “hoãn lại” một số đe dọa mà ông đã đưa ra trong các chiến dịch tranh cử.
"Có khả năng chính quyền mới sẽ không vội tăng thuế nhập khẩu từ Mexico và Trung Quốc, hay sẽ sửa đổi nội dung thay vì chôn vùi các triển vọng của các FTA mới cũng như sẽ sử dụng nhiều hơn các điều khoản thi hành trong các hiệp định hiện có" – tổ chức Standard Life Investments nhận định trong một báo cáo gửi tới khách hàng ngày 9/11.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?
