agribank-vietnam-airlines

Những thách thức với doanh nghiệp SME khi tham gia thương mại điện tử

Hương Giang
Hương Giang  - 
Dù thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng vượt bậc, vươn lên vị trí thứ hai Đông Nam Á và dự báo sẽ đạt khoảng 39 tỷ USD vào năm 2025 nhưng không phải doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nào cũng đạt được hiệu quả tích cực khi tham gia vào thị trường này.
aa
nhung thach thuc voi doanh nghiep sme khi tham gia thuong mai dien tu
Ảnh minh họa

Đạt mức tăng trưởng vượt bậc

Trong khi bán lẻ toàn cầu giảm do Covid-19 thì thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng vượt bậc. Thông tin tại Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2022 cho biết, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang đứng thứ hai Đông Nam Á và dự báo sẽ đạt khoảng 39 tỷ USD vào năm 2025.

Trong quý I/2022, Việt Nam có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với hơn 55% trong số đó đến từ các khu vực phi thành thị. Tỷ lệ người tiêu dùng thương mại điện tử có xu hướng tăng cao, với 97% người tiêu dùng vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai.

Nắm bắt được xu hướng trên, nhiều doanh nghiệp SME đã nhận thấy được tiềm năng, lợi ích của thương mại điện tử cho công việc kinh doanh, đồng thời có những kiến thức nhất định về vị trí, vai trò và xu thế của thương mại điện tử trên thế giới và ở Việt Nam. Chia sẻ với báo chí, ông Trịnh Khắc Toàn, Giám đốc khu vực phía Bắc Amazon Global Selling Việt Nam cho biết năm 2021, số lượng doanh nghiệp SME Việt Nam có doanh số 100.000 USD trên Amazon tăng 18%, số lượng có doanh số 500.000 USD tăng 53%; số sản phẩm được bán tăng 34%.

Lý giải nguyên nhân, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, đại dịch Covid-19 làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, tạo thói quen cho người dùng tham gia thương mại điện tử, qua đó giúp thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, góp phần đẩy nhanh phục hồi kinh tế.

Năm 2020 và 2021, Việt Nam cũng đã chính thức tham gia các hiệp định thương mại đa phương và song phương, cơ hội xuất khẩu trực tuyến và tham gia các thị trường quốc tế đã mở ra cho doanh nghiệp Việt.

Theo xu hướng trên, ngay trong giai đoạn đại dịch, rất nhiều thương nhân Việt Nam đã nhanh chóng thích ứng với việc ứng dụng kinh doanh trên môi trường trực tuyến và tích cực chuyển đổi số để thích nghi.

nhung thach thuc voi doanh nghiep sme khi tham gia thuong mai dien tu
Toàn cảnh Hội thảo “Chiến lược tối ưu hiệu quả hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp SME".

Xây dựng chiến lược tối ưu hiệu quả hoạt động

Mặc dù quy mô thương mại điện tử tại Việt Nam đến năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 39 tỷ USD nhưng với hơn 97% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, các doanh nghiệp Việt vẫn sẽ rất khó nắm bắt cơ hội kinh doanh thông qua thương mại điện tử.

Phát biểu tại Hội thảo “Chiến lược tối ưu hiệu quả hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp SME” diễn ra ngày 26/5, ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định "không phải doanh nghiệp SME nào cũng đạt được hiệu quả tích cực khi tham gia vào thương mại điện tử. Có nhiều nguyên nhân và một trong số đó là chưa có hoặc có chiến lược chưa phù hợp".

Không chỉ vậy, một chuyên gia cho rằng những thách thức nổi bật nhất của doanh nghiệp SME khi tham gia vào thương mại điện tử là hạn chế về mặt kiến thức và kỹ năng trong việc phát triển, sử dụng và quản trị trang web của công ty và các nền tảng thương mại điện tử, phát triển sản phẩm, quản lý dữ liệu, tiếp thị kỹ thuật số, hậu cần và thanh toán điện tử, thiếu vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin kinh doanh đầy đủ; hạn chế về năng lực quản lý, nguồn nhân lực khi phải đổi mới công nghệ để tự động hóa, số hóa quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn phải kể đến những rào cản về khâu hậu cần, kỹ thuật, việc xây dựng hệ thống kho bãi, vận chuyển... thường tốn nhiều thời gian và chi phí.

Để các doanh nghiệp SME vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để đột phá được doanh thu, ông Trần Trung Kiên, chuyên viên tại Google Premium Partner tại Việt Nam, cho rằng doanh nghiệp SME cần lưu ý đến hành vi, xu hướng tiêu dùng và sử dụng dịch vụ của khách hàng và xác định mục tiêu phát triển trên nền tảng thương mại điện tử.

Trong đó, xây dựng 3 mục tiêu phát triển tương ứng với 3 giai đoạn phát triển bao gồm: giai đoạn bắt đầu cần xác định mục tiêu kinh doanh, tiếp cận và truyền tải thông điệp đến khách hàng như thế nào; kết hợp với các chiến lược truyền thông marketting để đẩy nhận diện thương hiệu đến với khách hàng một cách hiệu quả, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, tối ưu chuyển đổi để tương ứng với hành vi của khách hàng trong từng giai đoạn phát triển; giai đoạn cuối cùng cần có các giải pháp để chăm sóc khách hàng thông qua các dữ liệu data như số điện thoại, email... để tối ưu chi phí truyền thông cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một chuyên gia cho rằng, để doanh nghiệp SME đạt được mục tiêu phát triển tối đa về doanh thu và thúc đẩy sự phát triển lâu dài cần phân tích kỹ lưỡng các điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài hiện tại của doanh nghiệp. Đồng thời, cần thiết lập các phương hướng phát triển đúng đắn, lập kế hoạch dài hạn cho phương hướng kinh doanh và các bước thực hiện.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp SME cần liên kết thành một chuỗi để tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính khác nhau, đầu tư thêm kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra một nền tảng vận chuyển thương mại điện tử chất lượng cao; tăng cường giám sát các dịch vụ thương mại điện tử không ngừng cải tiến, tối ưu hóa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là khâu xây dựng thương hiệu và hiểu rõ quy định của thị trường mục tiêu rất quan trọng trong xác định sự thành bại ngay từ đầu của doanh nghiệp SME khi đưa hàng vào thị trường thương mại điện tử, vị chuyên gia này đề xuất.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data