agribank-vietnam-airlines

Những tấm lòng, những tháng ngày thầm lặng

Cái khó nhất của người cán bộ tín dụng là tìm được đối tượng để cho vay. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là sự sống trong lòng địch tạm chiếm. Cán bộ ngân hàng phải tự đào hầm để bảo vệ tài sản và người khi tình huống xấu xảy ra.
aa
Những tấm lòng, những tháng ngày thầm lặng
Ảnh minh họa

Sau Sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và Phát hành giấy bạc ngân hàng thay cho tiền tài chính, các Ngân hàng Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Bình lần lượt ra đời, trực thuộc sự lãnh đạo của Ngân hàng Liên khu Bốn.

Cùng lúc, chiến trường Bình Trị Thiên ngày càng ác liệt, ta giành giật với địch từng tấc đất, mảnh vườn. Lúc này địch cũng ra sức tuyên truyền phá hoại đồng tiền mới của ta.

Trong bối cảnh đó, đầu năm 1952 Ngân hàng xuất nhập khẩu phân khu E ra đời. Ban lãnh đạo có tôi - Phan Sung là Trưởng chi nhánh, trực tiếp làm Trưởng chi nhánh ngân hàng Thừa Thiên, đồng chí Nguyễn Duy Bình - Phó chi nhánh, trực tiếp làm Trưởng chi nhánh Ngân hàng Quảng Trị, đồng chí Đào Viết Doãn - Phó chi nhánh, trực tiếp làm Trưởng chi nhánh Ngân hàng Quảng Bình.

Nhiệm vụ trung tâm lúc ấy là đấu tranh tiền tệ với địch, vì bấy giờ đồng thời lưu hành tiền Đông Dương và tiền Cụ Hồ. Ngăn chặn tiền Đông Dương vào vùng ta và đưa tiền ta vào vùng địch là hai mặt của một trận tuyến.

Vũ khí của người cán bộ nơi cửa khẩu chỉ là những bài tính tỷ giá. Tìm hiểu giá cả hàng hoá qua thị trường chưa đủ, còn phải thăm dò qua tiểu thương ở vùng đồng bằng lên. Nhờ những quyết định sát và đúng nên ta nắm được nguồn hàng. “Lãnh thổ” của tiền ta mở rộng dần như vết dầu loang, đi sâu vào vùng tạm chiếm. Lòng người cán bộ ngân hàng cũng phơi phới như thấy chiến khu đang mở rộng dần về đồng bằng.

Ta đã sử dụng tiền Đông Dương như những "người lính" cùng với tiểu thương quay lại tấn công vùng tạm chiếm, các vùng ven để mua vàng, hàng hoá dự trữ cho cuộc kháng chiến lâu dài. Sự mua bán ở đây cũng khác hơn nhiều so với việc mua bán thông thường khác. Không ai mặc cả trước với tiểu thương.

Vàng ở đâu không ai biết, chỉ biết giao cho tiểu thương kháng chiến một số tiền Đông Dương, đâu có vàng là mua. Cứ 3 đến 5 ngày một chuyến, hàng, vàng lại nhập vào, làm rạng rỡ khuôn mặt những em học sinh đang thiếu giấy, những bệnh nhân đang chờ thuốc... như tiếp thêm sức sống mới cho cuộc kháng chiến.

Chiến trường Bình Trị Thiên bị chia cắt. Hồi ấy ngân hàng có chủ trương cho vay bằng tiền ta để mua nông, lâm sản và chuyển về đồng bằng, bán thu tiền Đông Dương. Cái khó nhất của người cán bộ tín dụng là tìm được đối tượng để cho vay. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là sự sống trong lòng địch tạm chiếm. Cán bộ ngân hàng phải tự đào hầm để bảo vệ tài sản và người khi tình huống xấu xảy ra.

Những hoạt động đó đã góp phần tạo được luồng hàng nông, lâm sản từ trên rừng và vùng kháng chiến xuôi về và lương thực, thực phẩm từ vùng tạm chiếm cuồn cuộn ngược lên. Cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt. Địch tấn công phía Phú Vang và phía Nam Dương Hoà - nơi trụ sở Ngân hàng xuất nhập khẩu phân khu E đóng. Tỉnh có chỉ thị chuyển dời trụ sở về Hoà Vang.

Có lần, địch truy lùng, theo chỉ thị của tỉnh, các ngân hàng phải bảo vệ kho tàng an toàn tuyệt đối. Thế là, từ lãnh đạo đến cán bộ, mỗi người đều là một "du kích quân" từ trung tâm trụ sở xuất kích về kho nhận nhiệm vụ. Ai nấy đều mang theo năm bảy lốc tiền đóng gói gọn gàng, nhanh như sóc leo lên núi, vào rừng giữ chốt. Địch truy quét, bắn vu vơ một vài loạt súng rồi hốt hoảng, thất vọng rút lui. Những chiến sĩ ngân hàng lại mang tiền về nộp kho không suy suyển đồng nào.

Tháng 8/1953 Hoà Mỹ lụt to. Cũng là lúc Trung ương điều tiền từ Nghệ An vào cho Bình Trị Thiên. Dân công gánh tiền vào đến nơi thì nước dâng lênh láng, phải mượn nhà dân, chẻ mây song buộc chặt tiền vào ngôi nhà. Người thì leo lên núi. Nước ngày càng dâng cao ngập đến đọt dừa.

Ngôi nhà chứa đầy giấy bạc cũng bị nước cuốn trôi, nhưng may vấp phải hàng tre nên còn giữ lại được. Nước hạ dần, nhân dân cùng với cán bộ khu Hoà Mỹ lại đốt lửa phơi sấy, đưa vào kho, không rách nát, thiếu hụt đồng nào.

…Những năm tháng ấy, cuộc sống thiếu thốn, khó khăn trăm bề, nhưng đầm ấm tình nghĩa đồng chí, đồng bào. Những đêm trời rét buốt, anh em quây quần bên nhau trò chuyện san sẻ vui, buồn.

Giữa lúc đó, một tin vui đã đến. Ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneve đã được ký kết. Cán bộ các ngành được lần lượt về thăm quê hương, gia đình. Nhưng riêng cán bộ Ngân hàng Thừa Thiên, Quảng Trị phải ở lại tiếp nhận nhiệm vụ chuyển tài sản ra Quảng Bình tập kết.

Sự mất thăng bằng trong tình cảm thoáng hiện, nhưng dần dà ai cũng thấy đây là nhiệm vụ của kháng chiến, nên tất cả lại phấn chấn và bắt tay vào nhiệm vụ. Thế là người đan hòm tre, người kiểm kê tiền, vàng bạc, người liên hệ dân công... Tất cả đều làm việc khẩn trương.

Theo đường núi Thừa Thiên -Quảng Trị ra Quảng Bình, cuộc hành trình trèo đèo,vượt suối gian nan bắt đầu. Qua nhiều ngày đêm, đoàn mới đến được địa điểm tập kết là thôn Diêm Điền, xã Đức Ninh (thành phố Đồng Hới bây giờ). Nhân dân địa phương cùng với cán bộ Ngân hàng Quảng Bình tay bắt mặt mừng trong niềm hân hoan Bắc - Nam sum họp một nhà, xúc động không ai nói được nên lời.

Văn Lạc (Viết theo lời kể của bác Phan Sung)

Tin liên quan

Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Với sự quan tâm đặc biệt và luôn đánh giá cao vai trò của ngành Tài chính ngân hàng, trong Thư gửi hội nghị cán Bộ Tài chính, ngày 20/2/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm sâu sắc về vị trí, vai trò, phương hướng phát triển ngành Tài chính nói chung và Ngân hàng nói riêng. Những tư tưởng đó có giá trị định hướng chiến lược, chỉ đạo nhận thức và hành động hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt những năm qua.
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài cần được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất ở người cán bộ ngân hàng, cũng được xem là tiêu chí chung nhất đối với người cán bộ, công chức khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng.
Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Để có được mẫu tiền mang hình ảnh sinh động, thực tiễn, thể hiện đường lối của Đảng, của Chính phủ, phù hợp với tình hình phát triển của cách mạng và kháng chiến, các họa sĩ, trong đó có họa sĩ Nguyễn Huyến - người trực tiếp thực hiện mẫu vẽ, đã phải làm việc miệt mài quên cả trưa tối, khi thì xuống công trường, xưởng máy, lúc về nông thôn để có được những hình ảnh sinh động nhất đưa vào mẫu vẽ.
Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data