agribank-vietnam-airlines

Những điểm nhấn chính của thỏa thuận NAFTA mới

Hoàng Nguyên
Hoàng Nguyên  - 
Sau hơn một năm đàm phán gay gắt, đặc biệt là giữa Mỹ và Canada, cuối cùng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Canada và Mexico (gọi tắt là USMCA).
aa

Việc Mỹ đạt được thỏa thuận với Canada đồng nghĩa với việc thỏa thuận NAFTA giữa Mỹ, Mexico và Canada kéo dài gần 25 năm qua với tổng giá trị trao đổi thương mại lên tới 1.200 tỷ USD được cứu vãn trước nguy cơ bị hủy bỏ.

Mặc dù theo giới phân tích, có thể xem thỏa thuận mới là một phiên bản nâng cấp của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) khi vẫn giữ nguyên phần lớn các điều khoản. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt cơ bản, đặc biệt là với ngành công nghiệp sữa và ôtô.

Những điểm nhấn chính của thỏa thuận NAFTA mới

Giá xe hơi có thể tăng

Theo đó với lĩnh vực ôtô, thỏa thuận này đặt ra giai đoạn chuyển tiếp 5 năm sau khi chính thức có hiệu lực là giá trị khu vực đối với ôtô sẽ tăng lên 75% từ mức 62,5% hiện tại. Thỏa thuận cũng yêu cầu các nhà sản xuất xe phải khai thác ít nhất 70% thép và nhôm của họ từ trong ba nước.

Quy định này sẽ làm thay đổi chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp này khi buộc các hãng sản xuất có thể phải di chuyển các xưởng sản xuất linh kiện và lắp ráp trị giá hàng tỷ USD đến 3 quốc gia này. Điều đó có thể làm tăng chi phí của chuỗi cung ứng, đẩy tăng giá xe hơi tại các showroom, thậm chí có thể khiến một số hãng xe nhỏ gặp khó khăn. Đặc biệt, nó sẽ làm cho các nhà sản xuất ôtô toàn cầu gặp nhiều khó khăn hơn với việc triển khai dòng xe giá rẻ Mexico.

Trước đó, hồi tháng 8, Mexico đã đồng ý với các điều khoản yêu cầu 40-45% linh kiện và lắp ráp ôtô được xây dựng tại các 3 quốc gia Bắc Mỹ này, nơi các công nhân trong ngành công nghiệp này phải kiếm được ít nhất 16 USD/giờ, để một nhà sản xuất ôtô có thể hưởng các quyền lợi miễn thuế của NAFTA.

Tuy nhiên chính quyền Trump cũng nhượng bộ cho các công ty Mexico và Canada khi sẽ miễn trừ thuế quan đối với phương tiện chở khách, xe bán tải và phụ tùng ôtô. Cụ thể, nếu chính quyền Trump áp đặt thuế nhập khẩu ôtô với lý do an ninh quốc gia thì Mexico và Canada, mỗi quốc gia sẽ nhận được hạn ngạch hàng năm là 2,6 triệu xe chở khách xuất khẩu sang Mỹ, cao hơn mức xuất khẩu hiện tại của họ.

Bên cạnh đó, xe bán tải được lắp ráp tại hai nước này cũng sẽ được miễn hoàn toàn. Ngoài ra, nếu Mỹ áp đặt thuế quan ôtô, Mexico cũng sẽ nhận được hạn ngạch phụ tùng ôtô là 108 tỷ USD mỗi năm, trong khi Canada sẽ nhận được một phần hạn ngạch 32,4 tỷ USD mỗi năm.

Nông dân Mỹ vui mừng, Canada chỉ trích

Một điểm khác biệt đáng chú ý nữa là Thỏa thuận cho phép ngành công nghiệp sữa của Mỹ tiếp cận tốt hơn với thị trường Canada cho người nông dân sữa Mỹ ở Mỹ. Cụ thể, Canada đã đồng ý cho người nuôi bò sữa của Mỹ tiếp cận khoảng 3,5% thị trường sữa trị giá khoảng 16 tỷ USD. Tuy nhiên theo thỏa thuận này, chính phủ Canada sẽ được phép bồi thường cho những người nông dân nuôi bò sữa của mình.

Trước đó Canada cũng đã đồng ý mở rộng hơn thị trường sữa theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Mỹ đã rút khỏi hồi tháng 1/2017. Các quan chức chính phủ Trump cho biết USMCA mới mở rộng khả năng tiếp cận thị trường sữa của Canada nhiều hơn mức của TPP.

Về phần mình, Canada cũng được phía Mỹ nhượng bộ khi đồng ý duy trì một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại mà Canada đang cố gắng duy trì cơ chế giải quyết này để bảo vệ các nhà sản xuất gỗ xẻ khỏi thuế chống bán phá giá áp đặt bởi Hoa Kỳ.

Phát biểu tại Ottawa, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết thỏa thuận này đã loại bỏ sự không chắc chắn, nhưng thừa nhận rằng Canada đã thực hiện một số thỏa hiệp khó khăn. Ngành công nghiệp bơ sữa của Canada đã chỉ trích ông về việc cho hàng nhập khẩu Mỹ tiếp cận thị trường nội địa nhiều hơn.

“Chúng tôi phải thỏa hiệp, và một số là khó khăn hơn những người khác”, Trudeau phát biểu tại một cuộc họp báo. “Chúng tôi không bao giờ tin rằng nó sẽ dễ dàng, nhưng hôm nay là một ngày tốt đối với Canada”.

Với Chính quyền Mỹ, nhìn chung thỏa thuận USMCA là một thắng lợi chính trị to lớn của ông Trump trước kỳ bầu cử quốc hội giữa kỳ của Mỹ. Phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ, Canada và Mexico có thể ký kết hiệp định này vào cuối tháng 11 tới.

“Những biện pháp này sẽ hỗ trợ nhiều - hàng trăm nghìn - công việc của người Mỹ”, ông Trump nói tại Nhà Trắng, mô tả thỏa thuận thương mại mới là “quan trọng nhất” mà Mỹ từng làm. “Nó có nghĩa là nhiều công việc của người Mỹ hơn, và đây là những công việc chất lượng cao”, ông nói. Trump đã nhiều lần gọi NAFTA là một thỏa thuận khủng khiếp đối với Hoa Kỳ.

Phản ứng ban đầu tại Mỹ cũng khá phấn khích với việc các công nhân trong ngành công nghiệp ôtô, người nông dân chăn nuôi bò sữa và các nhà sản xuất lúa mì nói rằng thỏa thuận này sẽ tạo cơ hội việc làm và mở rộng thị trường nông nghiệp.

Một số điều khoản chính của thỏa thuận USMCA:

- Thỏa thuận yêu cầu 75% linh kiện ôtô phải được sản xuất ở Bắc Mỹ, tăng từ mức 62,5% như hiện nay.

- 40% đến 45% các linh kiện ôtô phải được thực hiện bởi người lao động có mức thu nhập ít nhất 16 USD/giờ.

- Trong một nhượng bộ đối với Mexico và Canada, thỏa thuận sẽ miễn trừ đối với phương tiện chở khách, xe bán tải và phụ tùng ôtô nếu chính quyền Mỹ triển khai thuế quan đối với ôtô nhập khẩu.

- Nông dân Mỹ được mở rộng hơn một chút việc tiếp cận thị trường sữa Canada.

- Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada, hoặc USMCA, cũng cấm các thành viên của mình tìm cách thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế của họ bằng cách giảm giá trị tiền tệ của họ, điều mà ông Trump đã từng cáo buộc Trung Quốc.

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data