agribank-vietnam-airlines

Nhu cầu là nhu cầu nào?

Anh Quân
Anh Quân  - 
Cần có sự kiểm soát tập trung, cả từ xem xét nhu cầu vay, phân chia nguồn vốn theo tiêu chí tạo nguồn trả nợ, và trách nhiệm ràng buộc của những người có liên quan. 
aa
Quản lý nợ công: Một đầu mối hay phân quyền?
Dự án Luật quản lý nợ công sửa đổi: Khó kiềm chế nợ công gia tăng
Không chuyển nợ doanh nghiệp sang nợ Chính phủ

Đầu tuần này, một lần nữa con số về nợ công làm nóng dư luận. Theo thông tin từ phiên thảo luận mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Luật Quản lý nợ công sửa đổi, so với GDP thì nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2015 tương đương 62,2%, nợ của Chính phủ là 50,3% và nợ nước ngoài 43,1%. Cho dù so với quy định hiện hành thì các tỷ lệ trên vẫn trong ngưỡng cho phép. Nhưng điều đáng nói là nợ công của Việt Nam liên tục tăng, đem đến những quan ngại nhất định.

Nhu cầu là nhu cầu nào?
Ảnh minh họa

Các con số được công bố cho thấy, nợ công của Việt Nam tăng rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây. “Nợ công tăng gấp đôi, sau 20 năm đổi mới”, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội từng nói với phóng viên Thời báo Ngân hàng. Diễn biến trên thực tế, theo dữ liệu của Bộ Tài chính, vào năm 2006, nợ công của Việt Nam mới chưa đến 30% GDP, thì đến cuối năm 2016 con số này vào khoảng 64,73% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 53,62%, tức đã gần chạm trần cho phép.

Đồng hồ nợ công (Global debt clock) trên trang The Economist.com ước tính tốc độ tăng nợ công/năm của Việt Nam vào khoảng 9%. Và lo ngại đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhắc đến tại phiên họp vừa rồi: Vay cứ vay, chia cứ chia, trả nợ cứ trả, làm sao quản lý chặt chẽ được?

Trên thực tế, nhu cầu huy động vốn đầu tư phát triển của Việt Nam rất lớn, mà theo một đại biểu Quốc hội vẫn giải thích, là chuyện tất yếu phải làm. Nhưng đáng chú ý là chỉ tiêu huy động và khả năng trả nợ đều tính trên “sức khỏe” nền kinh tế. Trong khi đó, tăng trưởng GDP nhiều năm vừa qua không đạt được như mục tiêu đề ra, nhưng nợ vẫn huy động bình thường, thậm chí còn “vay” tạm chỉ tiêu năm sau… Vì vậy, tỷ lệ nợ công so với GDP tăng nhanh cũng là biểu hiện rất rõ của việc tốc độ tăng dư nợ công so với tốc độ tăng trưởng kinh tế không đồng tốc.

Lấy giai đoạn 10 năm qua làm ví dụ, nếu tính theo giá thực tế, GDP năm 2016 gấp hơn 4 lần năm 2006. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng tác động đến tương quan này là lạm phát cao tại Việt Nam, khiến VND mất giá so với USD. Tính theo USD, tương quan nói trên chỉ còn gấp khoảng 3 lần. Trong khi đó với nợ công, vào năm 2006 con số này ước tính bằng khoảng 24 tỷ USD, nhưng theo WB, đến cuối năm 2014 đã là 110 tỷ USD. Còn căn cứ vào GDP năm 2016, tỷ giá trong năm và tỷ lệ nợ công theo GDP thì có thể ước tính nợ công lên tới 120-130 tỷ USD, tức có thể gấp 5 lần năm 2006.

Ngoài các lý do trên, nợ công so với GDP của Việt Nam tăng còn do huy động và sử dụng. Một nhân tố đáng chú ý của vấn đề này là lãi suất huy động nợ gia tăng. Theo Bộ Tài chính, huy động vốn giai đoạn 2011-2013 được đánh giá là lớn, cùng với lãi suất cao, có khoản vay lãi suất lên tới 13%/năm.

Trong khi đó, sử dụng nguồn vốn hình thành từ nợ của Việt Nam còn hạn chế. Nhiều dự án chưa xây xong đã hỏng, hoặc có dự án hoàn thành nhưng không đưa được vào sử dụng. Chuyện đội vốn khiến khoản vay tăng thêm, hoặc hiệu quả sử dụng dự án không như mong đợi… Tất cả khiến cho vốn vay sau khi đưa vào dự án không tạo được dòng tiền quay trở lại để trả nợ.

Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho tốc độ trả nợ của Việt Nam hạn chế hơn. Một số chuyên gia phân tích, tỷ lệ trả nợ so với tổng nợ đã giảm từ khoảng 9,1% vào năm 2006 xuống chỉ còn hơn 6,5% vào năm 2010. Và vào các năm gần đây, Việt Nam đã phải vay nợ mới để trả nợ cũ (có thông tin cho rằng 14-16% dư nợ mới được dùng để trả nợ cũ), mặc dù nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đã tăng lên, hiện chiếm khoảng 15% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Thực tế là chúng ta đang đi vay vượt quá khả năng tạo ra nguồn trả nợ của nền kinh tế. Điều này tạo ra nhiều rủi ro: nợ gia tăng nhanh, chênh lệch tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế tạo thâm hụt tài khoản vãng lai; thị trường tài chính phải cân đối hài hòa giữa việc kiểm soát nợ với việc hỗ trợ phát triển kinh tế; chính sách tỷ giá có thêm yêu cầu ràng buộc; các chỉ tiêu về nguồn lực so với trách nhiệm nợ, chỉ tiêu an toàn nợ… kém đi làm lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng lên, tiếp tục tạo sức ép lên khả năng trả nợ…

Đã đến lúc phải đặt câu hỏi, nhu cầu đầu tư là nhu cầu nào, cho lý do vay nợ? Bởi mặc dù đất nước đang phát triển cần vốn đầu tư, nhưng vay thì cũng cần phải căn cơ chứ không thể “bóc ngắn cắn dài”, vay nợ bất chấp khả năng trả nợ. Vấn đề này cần có sự kiểm soát tập trung, cả từ xem xét nhu cầu vay, phân chia nguồn vốn theo tiêu chí tạo nguồn trả nợ, và trách nhiệm ràng buộc của những người có liên quan. Mà như Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải thích: Vay cứ vay, chia cứ chia, trả nợ cứ trả, làm sao quản lý chặt chẽ được?

Anh Quân

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data