agribank-vietnam-airlines

Nhiều khả năng VN-Index sẽ lùi về kiểm định ngưỡng 1.080 điểm

Quốc Tuấn
Quốc Tuấn  - 
Áp lực bán xuất hiện ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 27/1 đã khiến thị trường chứng khoán mở cửa trong sắc đỏ. Càng về cuối phiên, lực bán xuất hiện càng dồn dập. 
aa

VN-Index kết thúc phiên giảm gần 39 điểm, mất mốc 1.100 điểm thiết lập đầu năm, xuống 1.097,17 điểm; HNX-Index giảm 3,09% xuống 220,79 điểm; và UPCoM-Index giảm 2,56% xuống 74,46 điểm.

nhieu kha nang vn index se lui ve kiem dinh nguong 1080 diem
Toàn cảnh thị trường ngày 27/1

Dưới góc nhìn của mình, đại diện Công ty CP Chứng khoán MBS cho biết, thị trường trong nước tiếp tục giảm phiên thứ 3 liên tiếp, mạch giảm tương đương hồi giữa tháng 3 vừa qua. Áp lực bán lên cao khi chỉ số VN-Index không giữ được mức đáy trong tuần trước, tuy nhiên khối ngoại tích cực khi quay trở lại mua ròng. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 51 mã tăng/413 mã giảm, ở rổ VN30 có 3 mã tăng, 27 mã giảm và 0 mã giữ tham chiếu. Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên hôm qua do áp lực bán tăng cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt hơn 15.617 tỷ đồng.

MBS cho rằng, phiên giảm hôm nay không nằm ngoài dự đoán của giới đầu tư nhưng mức giảm của thị trường lại rất mạnh, đây có thể là mức giảm mạnh nhất so với các chỉ số chính trên thế giới. Thị trường giảm mạnh do yếu tố kỹ thuật hơn là các thông tin tác động cả trong và ngoài nước. Việc chỉ số VN-Index để mất ngưỡng hỗ trợ 1.111 điểm có thể đã khiến áp lực bán lên cao. Vì vậy, điều cần làm lúc này của các nhà đầu tư là ưu tiên quản lý rủi ro, đưa tỷ trọng danh mục về mức cân bằng hoặc thấp.

Đại diện Công ty CP Chứng khoán BOS thì cho biết, hàng loạt các cổ phiếu bluechip như VIC, VCB, VHM, GAS, VNM, HPG, MSN… giảm sâu đã tác động tiêu cực lên các chỉ số. Nhóm ngành chứng khoán tiếp tục là tâm điểm của thị trường, nhưng theo chiều hướng tiêu cực khi hàng loạt các mã giảm hết biên độ, trong đó có nhiều cổ phiếu trụ cột của ngành như SSI, VCI, HCM, VND, MBS...

Ngoài ra, sắc đỏ còn phủ kín các nhóm ngành có tính thị trường cao như ngân hàng, bất động sản, dầu khí, vật liệu xây dựng, bảo hiểm… đã tạo áp lực điều chỉnh lớn lên thị trường chung. Sắc xanh ở một vài cổ phiếu như MWG, VIB, VGC, BCM, NVL không đủ để hỗ trợ cho thị trường khi nhà đầu tư ồ ạt đặt lệnh bán. Thanh khoản thị trường vẫn đang được giữ ở mức cao với tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt gần 20.000 tỷ đồng.

Về giao dịch khối ngoại, các nhà đầu tư đã trở lại mua ròng 26,5 tỷ đồng trong phiên. Mặc dù giá trị mua ròng không lớn nhưng đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh thị trường đang bị bán khá mạnh. Trên HoSE, khối ngoại có phiên mua ròng nhẹ với giá trị 15,89 tỷ đồng. Theo đó, NVL là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với giá trị 85,83 tỷ đồng, tiếp đến là KBC (63,7 tỷ đồng), LPB (37,2 tỷ đồng)… Trên HNX, khối ngoại cũng mua ròng 15,26 tỷ đồng. Còn trên UPCoM, sau 3 phiên mua ròng liên tiếp, các nhà đầu tư đã quay đầu bán ròng 4,64 tỷ đồng.

Nhận định thị trường cơ sở, các nhà phân tích chứng khoán cho biết, trong khi các chỉ số chứng khoán lớn của châu Á đều tăng điểm nhờ các chỉ số vĩ mô tích cực thì thị trường Việt Nam lại tiếp tục có phiên giảm mạnh. Nhà đầu tư ồ ạt bán cổ phiếu khiến VN-Index mất mốc 1.100 điểm, xóa đi toàn bộ thành quả đạt được từ đầu năm 2021. Đáng chú ý, khối ngoại lại có xu thế giao dịch đi ngược thị trường khi mua ròng nhẹ trong phiên.

Về kỹ thuật, VN-Index tiếp tục phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng 1.100 điểm với sự áp đảo của bên bán. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD, RSI, ROC, Stoch… đều đang cho những tín hiệu tiêu cực về xu thế ngắn hạn của thị trường. Chỉ báo dòng tiền MFI, CMF… cho thấy sự suy yếu của lực mua trên thị trường. Chỉ số được dự báo sẽ tiếp tục gặp áp lực điều chỉnh và có thể sẽ quay về kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.080-1.090 điểm. Tại đây, chỉ số được kỳ vọng sẽ xuất hiện phản ứng hồi phục. Do vậy, nhà đâu tư được khuyến nghị duy trì theo dõi thị trường, tăng cường quản trị rủi ro danh mục và hạn chế bắt đáy khi xu thế điều chỉnh chưa kết thúc.

Liên quan đến thị trường chứng khoán phái sinh, các hợp đồng phái sinh tiếp tục lao dốc mạnh trong phiên 27/1. Trong đó, hợp đồng F2102 giảm 50,8 điểm xuống 1.082,2 điểm. Điểm basic hợp đồng này đã chuyển sang trạng thái âm 1,43 điểm, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn. Thanh khoản hợp đồng này vẫn duy trì ở mức cao với 285.857 hợp đồng. Hoạt động trading sôi động hơn khi thị trường cơ sở giảm mạnh. Chỉ số VN30-Index giảm sâu xuống dưới vùng hỗ trợ 1.120 điểm về 1.083,63 điểm. Áp lực bán trên thị trường vẫn ở mức cao. Chỉ báo MACD tiếp tục suy yếu, Stochastic Oscillator đảo chiều sang xu hướng giảm cảnh báo rủi ro giảm vẫn ở mức cao. Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng phản ứng hồi phục có thể sẽ xuất hiện ở vùng 1.050 điểm. Do vậy, nhà đầu tư có thể mở thăm dò vị thế Long mới nếu lực cầu được cải thiện tích cực, lực bán suy giảm ở vùng này.

Quốc Tuấn

Tin liên quan

Tin khác

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Ngày 9/4 đánh dấu một trong những phiên giao dịch bùng nổ nhất trong lịch sử Phố Wall, khi nhà đầu tư trên toàn cầu đồng loạt đổ tiền vào thị trường chứng khoán Mỹ sau thông báo tạm dừng áp thuế của Tổng thống Donald Trump.
Chứng khoán Việt Nam trải qua phiên giao dịch giảm mạnh nhất lịch sử

Chứng khoán Việt Nam trải qua phiên giao dịch giảm mạnh nhất lịch sử

Ngày 3/4, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một trong những phiên giao dịch đáng quên khi chỉ số VN-Index lao dốc mạnh nhất trong lịch sử. Đóng cửa phiên, VN-Index mất gần 88 điểm, tương đương giảm 6,68%, xuống còn 1.229,84 điểm, kéo theo vốn hóa thị trường bốc hơi khoảng 500.000 tỷ đồng (tương đương hơn 19 tỷ USD).
[Infographic] Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 3/2025

[Infographic] Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 3/2025

Trong tháng 3, thị trường trái phiếu Chính phủ giao dịch sôi động trên cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp.
Chứng khoán phái sinh tháng 2/2025: Khối lượng giao dịch giảm 9,06%

Chứng khoán phái sinh tháng 2/2025: Khối lượng giao dịch giảm 9,06%

Trái với diễn biến sôi động trên thị trường cơ sở, thị trường chứng khoán phái sinh tháng 2/2025 có xu hướng sụt giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giảm 9,06%, đạt 166.840 hợp đồng/phiên, tương ứng giá trị giao dịch bình quân đạt 22.400 tỷ đồng (theo danh nghĩa hợp đồng) giảm 7,34% so với tháng trước. Trong đó, phiên giao dịch ngày 18/2/2025 có khối lượng giao dịch lớn nhất tháng với 209.872 hợp đồng.
Thị trường niêm yết HNX tháng 2: Giá trị giao dịch bình quân tăng 40%

Thị trường niêm yết HNX tháng 2: Giá trị giao dịch bình quân tăng 40%

Tháng 2/2025, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX có xu hướng tăng cả về giá cổ phiếu và thanh khoản. Chỉ số HNX Index đóng cửa ở mức 239,19 điểm, tăng 7,25% so với tháng 1/2025. khối lượng giao dịch bình quân đạt 65,4 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 37% và giá trị giao dịch bình quân đạt 1.063,1 tỷ đồng/phiên, tăng 40% so với tháng trước.
Thị trường UPCoM tháng 2: UPCoM-Index tăng 5,6%

Thị trường UPCoM tháng 2: UPCoM-Index tăng 5,6%

Thị trường UPCoM tháng 2/2025 giao dịch tích cực trở lại sau khi giảm mạnh trong tháng 1. Chỉ số UPCoM Index đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng đạt 99,58 điểm, tăng 5,6% so với cuối tháng trước.
Cổ phiếu CST của Than Cao Sơn-TKV chính thức lên sàn HNX

Cổ phiếu CST của Than Cao Sơn-TKV chính thức lên sàn HNX

Vừa qua, cổ phiếu CTCP Than Cao Sơn-KTV đã chính thức được đưa vào giao dịch trên thị trường niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán CST và trở thành cổ phiếu thứ 310 hiện đang niêm yết tại HNX.
Thị trường niêm yết HNX tháng 1/2025: Giá trị giao dịch giảm 22%

Thị trường niêm yết HNX tháng 1/2025: Giá trị giao dịch giảm 22%

Tháng 1/2025, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX có xu hướng giảm cả về giá cổ phiếu và thanh khoản. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 223,01 điểm, giảm 1,94% so với tháng 12/2024. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 47,6 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 32% và giá trị giao dịch bình quân đạt 759,1 tỷ đồng/phiên, giảm 22% so với tháng trước.

Thị trường cổ phiếu HNX tháng 10: Khối lượng giao dịch tăng 14,06%

Tháng 10/2024, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX có diễn biến giảm về giá cổ phiếu và tăng về thanh khoản. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 226,36 điểm, giảm 3,64% so với tháng 9/2024. Trong khi đó, khối lượng giao dịch của tháng 10/2024 tăng 14,06% đạt 1,2 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch đạt 22.990 tỷ đồng tăng 10,8% so với tháng trước.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, tháng 9/2024, có 19 phiên giao dịch trên thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX. Diễn biến trên thị trường có thanh khoản và giá cổ phiếu giảm nhẹ, chỉ số HNX Index có xu hướng phục hồi trong nửa cuối tháng, đóng cửa ở mức 234,91 điểm, giảm 1,12% so với tháng 8/2024. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 57,5 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 5,7%, tương ứng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.092 tỷ đồng/phiên, giảm 11,04%. Phiên giao dịch ngày 27/9/2024 được ghi nhận là có KLGD cao nhất đạt 97,7 triệu cổ phiếu, tương ứng GTGD cao nhất đạt 1,73 nghìn tỷ đồng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data