agribank-vietnam-airlines

Chứng khoán Việt Nam trải qua phiên giao dịch giảm mạnh nhất lịch sử

aa
Ngày 3/4, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một trong những phiên giao dịch đáng quên khi chỉ số VN-Index lao dốc mạnh nhất trong lịch sử. Đóng cửa phiên, VN-Index mất gần 88 điểm, tương đương giảm 6,68%, xuống còn 1.229,84 điểm, kéo theo vốn hóa thị trường bốc hơi khoảng 500.000 tỷ đồng (tương đương hơn 19 tỷ USD).

Sắc đỏ bao trùm toàn bộ thị trường, đặc biệt trên sàn HoSE với 517 mã giảm giá, trong đó 282 cổ phiếu giảm hết biên độ. Trên HNX và UPCoM, tình trạng tương tự diễn ra khi chỉ số HNX-Index giảm 7,22% xuống 220,95 điểm và UPCoM-Index mất 8,17%, còn 90,58 điểm.

Tâm lý nhà đầu tư trở nên hoảng loạn, dẫn đến tình trạng bán tháo trên diện rộng. Trong rổ VN30, có đến 28 mã giảm sàn, với lượng dư bán lớn nhưng không có lực cầu đối ứng đáng kể. Các mã như SSI, SHB, HPG, VPB đều ghi nhận dư bán sàn lên đến hàng triệu đơn vị. Đáng chú ý, cổ phiếu VNM của Vinamilk cũng rơi gần chạm sàn, dù trong suốt phiên trước đó vẫn giao dịch quanh mức tham chiếu.

Bảng điện tử nhuốm đỏ, VN-Index lao dốc
Ngày 3/4/2025 bảng điện tử nhuốm đỏ, VN-Index lao dốc.

Mặc dù áp lực bán mạnh, dòng tiền mua vào cũng gia tăng đáng kể. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 44.000 tỷ đồng, mức cao nhất từ đầu năm đến nay.

Phiên giảm mạnh nhất lịch sử này được cho là xuất phát từ việc Mỹ bất ngờ công bố mức thuế đối ứng cao đối với hàng hóa Việt Nam. Thông tin này đã tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư, khiến họ lo ngại về khả năng xuất khẩu suy giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp niêm yết.

Không chỉ Việt Nam, các thị trường chứng khoán châu Á cũng chịu áp lực điều chỉnh nhưng mức giảm thấp hơn đáng kể. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản mất 2,77%, Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,24%, trong khi chứng khoán Thái Lan giảm 1,14%.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có động thái xả hàng mạnh với tổng giá trị bán ròng xấp xỉ 3.700 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng nhiều nhất bao gồm MBB (30 triệu cổ phiếu), TPB, TCB và SSI. Ngược lại, khối ngoại lại đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu VRE của Vincom Retail với hơn 1,6 triệu đơn vị, giúp mã này thu hẹp biên độ giảm.

Dù thị trường lao dốc, một số cổ phiếu khoáng sản lại tăng mạnh, thậm chí chạm giá trần. YBM tăng 6,7% lên 16.750 đồng, KSV tăng hết biên độ 10% lên gần 250.000 đồng, trong khi MGC tăng 15% lên 25.000 đồng.

Ngoài ra, cổ phiếu STB của Sacombank ghi nhận thanh khoản đột biến với hơn 83 triệu đơn vị khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch hơn 3.100 tỷ đồng. Dù bị bán ròng hơn 7 triệu cổ phiếu, STB vẫn có lực cầu mạnh từ nhà đầu tư trong nước, giúp cổ phiếu thoát giá sàn và kết phiên giảm 6,5%.

Theo nhận định của các chuyên gia, phiên giảm mạnh này phản ánh tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư hơn là vấn đề nội tại của doanh nghiệp niêm yết. Ông Hàn Hữu Hậu, chuyên gia phân tích thị trường, cho rằng trong nguy có cơ, khi lực cầu đối ứng vẫn rất mạnh. Điều này thể hiện qua thanh khoản thị trường đạt mức kỷ lục 39.630 tỷ đồng, với hơn 1,76 tỷ cổ phiếu được sang tay trên HoSE.

Tuy nhiên, ông Hậu khuyến nghị nhà đầu tư không nên vội vàng bắt đáy mà cần theo dõi diễn biến thị trường trong các phiên tới. "Khoan mua ồ ạt, hãy bình tĩnh chọn lọc cổ phiếu, bởi không ai chắc chắn rằng thị trường đã tạo đáy hay chưa", ông nói.

Với sự xuất hiện của lực cầu hấp thụ mạnh, thị trường có thể sớm cân bằng trở lại, nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn phụ thuộc vào diễn biến kinh tế vĩ mô và tâm lý nhà đầu tư.

Bình Minh

Tin liên quan

Tin khác

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Ngày 9/4 đánh dấu một trong những phiên giao dịch bùng nổ nhất trong lịch sử Phố Wall, khi nhà đầu tư trên toàn cầu đồng loạt đổ tiền vào thị trường chứng khoán Mỹ sau thông báo tạm dừng áp thuế của Tổng thống Donald Trump.
[Infographic] Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 3/2025

[Infographic] Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 3/2025

Trong tháng 3, thị trường trái phiếu Chính phủ giao dịch sôi động trên cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp.
Chứng khoán phái sinh tháng 2/2025: Khối lượng giao dịch giảm 9,06%

Chứng khoán phái sinh tháng 2/2025: Khối lượng giao dịch giảm 9,06%

Trái với diễn biến sôi động trên thị trường cơ sở, thị trường chứng khoán phái sinh tháng 2/2025 có xu hướng sụt giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giảm 9,06%, đạt 166.840 hợp đồng/phiên, tương ứng giá trị giao dịch bình quân đạt 22.400 tỷ đồng (theo danh nghĩa hợp đồng) giảm 7,34% so với tháng trước. Trong đó, phiên giao dịch ngày 18/2/2025 có khối lượng giao dịch lớn nhất tháng với 209.872 hợp đồng.
Thị trường niêm yết HNX tháng 2: Giá trị giao dịch bình quân tăng 40%

Thị trường niêm yết HNX tháng 2: Giá trị giao dịch bình quân tăng 40%

Tháng 2/2025, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX có xu hướng tăng cả về giá cổ phiếu và thanh khoản. Chỉ số HNX Index đóng cửa ở mức 239,19 điểm, tăng 7,25% so với tháng 1/2025. khối lượng giao dịch bình quân đạt 65,4 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 37% và giá trị giao dịch bình quân đạt 1.063,1 tỷ đồng/phiên, tăng 40% so với tháng trước.
Thị trường UPCoM tháng 2: UPCoM-Index tăng 5,6%

Thị trường UPCoM tháng 2: UPCoM-Index tăng 5,6%

Thị trường UPCoM tháng 2/2025 giao dịch tích cực trở lại sau khi giảm mạnh trong tháng 1. Chỉ số UPCoM Index đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng đạt 99,58 điểm, tăng 5,6% so với cuối tháng trước.
Cổ phiếu CST của Than Cao Sơn-TKV chính thức lên sàn HNX

Cổ phiếu CST của Than Cao Sơn-TKV chính thức lên sàn HNX

Vừa qua, cổ phiếu CTCP Than Cao Sơn-KTV đã chính thức được đưa vào giao dịch trên thị trường niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán CST và trở thành cổ phiếu thứ 310 hiện đang niêm yết tại HNX.
Thị trường niêm yết HNX tháng 1/2025: Giá trị giao dịch giảm 22%

Thị trường niêm yết HNX tháng 1/2025: Giá trị giao dịch giảm 22%

Tháng 1/2025, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX có xu hướng giảm cả về giá cổ phiếu và thanh khoản. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 223,01 điểm, giảm 1,94% so với tháng 12/2024. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 47,6 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 32% và giá trị giao dịch bình quân đạt 759,1 tỷ đồng/phiên, giảm 22% so với tháng trước.

Thị trường cổ phiếu HNX tháng 10: Khối lượng giao dịch tăng 14,06%

Tháng 10/2024, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX có diễn biến giảm về giá cổ phiếu và tăng về thanh khoản. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 226,36 điểm, giảm 3,64% so với tháng 9/2024. Trong khi đó, khối lượng giao dịch của tháng 10/2024 tăng 14,06% đạt 1,2 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch đạt 22.990 tỷ đồng tăng 10,8% so với tháng trước.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, tháng 9/2024, có 19 phiên giao dịch trên thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX. Diễn biến trên thị trường có thanh khoản và giá cổ phiếu giảm nhẹ, chỉ số HNX Index có xu hướng phục hồi trong nửa cuối tháng, đóng cửa ở mức 234,91 điểm, giảm 1,12% so với tháng 8/2024. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 57,5 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 5,7%, tương ứng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.092 tỷ đồng/phiên, giảm 11,04%. Phiên giao dịch ngày 27/9/2024 được ghi nhận là có KLGD cao nhất đạt 97,7 triệu cổ phiếu, tương ứng GTGD cao nhất đạt 1,73 nghìn tỷ đồng.

730 triệu cổ phiếu BCG Energy chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM

Ngày 31/7/2024, cổ phiếu Công ty cổ phần BCG Energy chính thức được đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại Sở GDCK Hà Nội với mã chứng khoán BGE. Công ty cổ phần BCG Energy là doanh nghiệp thứ 877 đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM và là doanh nghiệp thứ 29 đăng ký giao dịch trong năm 2024.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data