Nhiều doanh nghiệp dược vượt khó bằng lợi thế riêng
Doanh nghiệp dược tự tin Doanh nghiệp dược phẩm phủ sóng bán lẻ |
Như CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) nhu cầu thuốc kháng sinh, giảm đau - hạ sốt, hô hấp tăng cao để điều trị hội chứng hậu Covid-19, cùng sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã giúp doanh nghiệp phát huy lợi thế những mặt hàng thành phẩm sản xuất chủ lực của công ty nên trong quý I/2023 tiếp tục ghi nhận doanh thu thuần 1.229 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp tăng từ 47,4% lên 50% và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý trên doanh thu thuần giảm, khiến lợi nhuận trước thuế của DHG tăng gần 37% so với cùng kỳ, đạt 391 tỷ đồng.
![]() |
Việc tiếp tục mở rộng thị trường trong quý I/2023 và nhờ vào thị trường phục hồi sau đại dịch Covid-19 cũng là điểm tựa cho CTCP Imexpharm (IMP) trong quý I/2023, ghi nhận doanh thu thuần 479,3 tỷ đồng, tăng trưởng 52,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 27,4% kế hoạch đề ra. Trong đó, kênh ETC đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng 230,9% và chiếm tỷ trọng 37,5% doanh thu. Với 99,2% hàng do công ty tự sản xuất cùng cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị và lợi nhuận biên cao, nên lợi nhuận gộp của ETC tăng 266,2 triệu đồng. Vì vậy, dù chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh, công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý I/2023 là 99,2 tỷ đồng, đạt 28,3% kế hoạch năm.
Đối với CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định - Bidiphar (HOSE: DBD), kết quả kinh doanh tăng trưởng đáng kể nhờ thay đổi cơ cấu kinh doanh và đẩy mạnh các mặt hàng dược phẩm do công ty sản xuất đặc biệt là thuốc ung thư bên cạnh 2 nhóm khác là thuốc kháng sinh và dung dịch thẩm phân. Tổng doanh thu bán hàng dược phẩm sản xuất quý I/2023 tăng 15%. Lãi ròng đạt hơn 68 tỷ đồng, tăng trưởng gần 34% so với cùng kỳ năm trước.
Từ quý II/2023, ngành dược sẽ có thêm những trợ lực phát triển mới khi vừa qua Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BYT, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 27/4/2023, được cho là sẽ tạo ra những biến chuyển tích cực cho hoạt động đấu thầu thuốc ETC trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Trung Quốc nơi cung cấp khoảng 65% hoạt chất (API) cho việc sản xuất thuốc tại Việt Nam đã “mở cửa” trở lại kể từ 15/3 dự báo sẽ giúp duy trì nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất thuốc ổn định hơn trong thời gian tới. Đây là điểm tựa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dược sẽ có khởi sắc từ quý II thậm chí nhiều doanh nghiệp được dự báo có thể tăng trưởng hai con số trong năm 2023. Như Bidiphar, đặt mục tiêu doanh thu 1.800 tỷ đồng, tăng trưởng 11%; lợi nhuận trước thuế đạt 300 tỷ đồng; dự kiến chia cổ tức là 20%. Với Imexpharm mặc dù kế hoạch doanh thu thuần năm 2023 chỉ tăng 6,5% so với năm 2022 tương ứng 1.750 tỷ đồng nhưng kế hoạch lợi nhuận trước thuế được đặt ra là 350 tỷ đồng, tăng 20,1% so với năm 2022.
Hay như Dược Hậu Giang mục tiêu tăng trưởng năm 2023 chỉ ở mức một con số với doanh thu thuần tăng 7% và lợi nhuận trước thuế tăng 3% so với năm 2022 tương đương với 5.000 tỷ đồng và 1.130 tỷ đồng. Song đây là một con số không hề nhỏ khi năm 2022, lợi nhuận của DHG tăng trưởng kỷ lục tới 27% và năm nay nếu hoàn thành được mục tiêu, DHG sẽ ghi kỷ lục lần đầu tiên đạt mức lãi nghìn tỷ đồng. CTCK ACB dự phóng DHG có thể đạt kế hoạch doanh thu năm 2023 (5.000 tỷ đồng) trong khi lợi nhuận trước thuế có thể đạt 1.227 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ và cao hơn khoảng 9% so với kế hoạch công ty.
Về trung hạn, cam kết về chăm sóc sức khỏe toàn dân trong nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng ngành dược trong tương lai. Chi cho y tế dự kiến đạt 23,3 tỷ USD vào năm 2025 và 33,8 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ CAGR (2020-2030) là 7,6%.
Các doanh nghiệp trong ngành đang tận lực đón xu hướng này với cuộc đua xây dựng nhà máy EU-GMP vẫn được các đơn vị đẩy mạnh. Như DHG, đã khởi công nhà máy beta-lactam mới tiêu chuẩn Japan-GMP/EU-GMP trong năm 2022 (vốn đầu tư 627 tỷ đồng; công suất thiết kế 470 triệu đơn vị sản phẩm), dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2024. Với IMP, hệ thống nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP nhiều dây chuyền nhất Việt Nam, vẫn đang được mở rộng cùng lợi thế về thương hiệu và uy tín chất lượng trong đó đặc biệt là nhóm kháng sinh là nền tảng để IMP đặt mục tiêu tăng trưởng kép 16,3% giai đoạn 2023-2027; đến năm 2027 đạt, doanh thu thuần 3.200 tỷ đồng, lợi nhuận 640 tỷ đồng.
DBD sẽ khởi công xây dựng nhà máy thuốc vô trùng trong năm nay với giá trị dự án đầu tư khoảng 820 tỷ đồng; Đồng thời mở rộng với việc đẩy mạnh mảng thực phẩm chức năng tập trung vào nhóm trẻ em và phụ nữ có con, nhóm trung niên và người cao tuổi.
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
