Nhiều đoàn ĐBQH tổ chức hội nghị góp ý dự án luật Cảnh sát biển
![]() |
Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương lấy ý kiến đóng góp dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam |
Theo đó, dự thảo luật cảnh sát biển Việt Nam gồm 8 chương, 48 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của CSB Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với CSB Việt Nam.
Các đại biểu tham dự hội nghị đều thống nhất với nội dung, bố cục và các chương, điều của dự thảo đã đưa ra. Ngoài ra, các đại biểu cũng góp ý vào những nội dung trọng tâm như: quy định về quyền hạn của CSB Việt Nam là quá rộng và đề nghị rà soát các quy định để tránh chồng chéo về quyền hạn giữa các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên cùng một vùng biển; đề nghị xác định hành vi vi phạm làm căn cứ để thực hiện quyền hạn của CSB Việt Nam; góp ý điều chỉnh phạm vi hoạt động của CSB với nội dung “đảm bảo theo điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.
Nhiều đại biểu cũng đóng góp những ý kiến xoay quanh việc tạo điều kiện thuận lợi cho CSB nâng cao hiệu quả hoạt động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ.
Một số ý kiến đại biểu đề nghị nên gom điều 36, 37, 38 của dự án luật thành một điều là màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu, dấu hiệu nhận biết phương tiện, con dấu, trang phục của Cảnh sát biển Việt Nam do Chính phủ quy định (không nên quy định chi tiết ở từng điều).
Bên cạnh đó, đại biểu cũng góp ý sửa chữa một số câu, từ cho chính xác và dễ hiểu hơn; hoặc thêm, lược bớt một số câu từ dư thừa để dự thảo xúc tích, ngắn ngọn. Ngoài ra, có đại biểu còn đóng góp ý kiến xây dựng một số nội dung trong dự luật.
Những ý kiến đóng góp của các đại biểu đã được Đoàn ĐBQH các tỉnh tiếp thu, ghi nhận và cho biết sẽ tập hợp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Tin liên quan
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
