agribank-vietnam-airlines

Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng tiếp xúc cử tri trực tuyến

DCC
DCC  - 
Sáng nay (5/8), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hải Phòng đã tổ chức tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV theo luật định.
aa
doan dai bieu quoc hoi thanh pho hai phong tiep xuc cu tri truc tuyen Hải Phòng, Vĩnh Phúc: Cấp bách phòng chống dịch COVID-19
doan dai bieu quoc hoi thanh pho hai phong tiep xuc cu tri truc tuyen Để Hải Phòng phát triển hiện đại, với bản sắc riêng của thành phố Cảng

Do đang trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lại là một trung tâm kinh tế của miền Bắc và cửa ngõ hàng hải của cả nước nên để đảm bảo an toàn phòng dịch, Mặt trận Tổ quốc và Đoàn ĐBQH thành phố đã quyết định tổ chức buổi tiếp xúc cử tri dưới hình thức trực tuyến.

doan dai bieu quoc hoi thanh pho hai phong tiep xuc cu tri truc tuyen

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi là các đại biểu Quốc hội ở Trung ương của Đoàn Hải Phòng ngồi ở Toà nhà Quốc hội cùng với các vị ĐBQH còn lại của thành phố gặp gỡ cử tri trực tuyến với khoảng 5.000 cử tri ở hơn 200 điểm cầu, xuống tận cấp xã.

Sau khi nghe đại diện Đoàn ĐBQH thành phố báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Nhất, các cử tri tham dự đều bày tỏ phấn khởi về thành công của Kỳ họp trong bối cảnh rất đặc biệt. Cử tri Dương Anh Điền chia sẻ 3 ấn tượng về Kỳ họp:

Thứ nhất, Quốc hội đã thể hiện xuất sắc những bài học, kinh nghiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người từng lãnh đạo đất nước đối mặt với những khó khăn, phức tạp bằng nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

“Bất biến ở đây là đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, là lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của nhân dân, là thượng tôn pháp luật. Vạn biến ở đây là Quốc hội đã rất nhạy bén, nắm chắc tình hình đất nước và đã linh hoạt, trách nhiệm khi bổ sung Nghị quyết Kỳ họp thứ Nhất với những nội dung chưa từng có tiền lệ, trao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những cơ sở pháp lý cần thiết để chủ động linh hoạt hơn trong chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch Covid-19. Quốc hội chủ động rút ngắn thời gian họp để các địa phương, bộ, ngành dồn sức chống dịch”, cử tri Dương Anh Điền nói.

Vẫn theo đại biểu này, ấn tượng thứ hai là Quốc hội đã kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước cấp cao, là những đồng chí có đủ tài, đức để triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thứ ba, các cơ quan của Quốc hội đã chuẩn bị kỹ lưỡng chương trình, giúp Quốc hội lần đầu tiên quyết định các nội dung, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là các nội dung liên quan đến đầu tư công và tài chính - ngân sách ngay tại Kỳ họp thứ Nhất, khắc phục một bước quan trọng việc đầu tư công còn dàn trải và tăng cường tính bền vững, hiệu quả nền tài chính quốc gia.

“Như vậy, Kỳ họp thứ Nhất đã rất thành công trên cả 2 phương diện: Những công việc mà kỳ họp đã hoàn thành và những khó khăn, phức tạp của đại dịch Covid-19 mà kỳ họp đã vượt qua, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và kỳ vọng mong đợi của cử tri cả nước”, cử tri Dương Anh Điền đúc rút.

doan dai bieu quoc hoi thanh pho hai phong tiep xuc cu tri truc tuyen

Nhiều cử tri khác đề nghị Nhà nước quan tâm thực hiện “mục tiêu kép”, quyết không để xảy ra thảm cảnh “sau chống dịch là chống đói”; có cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực để động viên, biểu dương, khen ngợi những đóng góp của các lực lượng chống dịch; đề nghị Quốc hội nghiên cứu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân”, để có những quyết sách mạnh mẽ tháo gỡ khó khăn, tạo ra bước phát triển đột phá cho ngành y tế.

Các cử tri kiến nghị Quốc hội và Chính phủ có chiến lược căn cơ, bài bản nhằm đưa các thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng… lọt vào nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và Thế giới trước năm 2045; thí điểm một số cơ chế, chính sách mới của đất nước để phát triển thành phố Hải Phòng theo định hướng tại Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị; đầu tư phát triển đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ, trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá khu vực phía Bắc, về cơ chế, chính sách phát triển du lịch biển đảo và kinh tế biển;…

Sau khi lắng nghe ý kiến của cử tri thành phố, thay mặt Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ cảm ơn cử tri Hải Phòng đã theo dõi, ghi nhận và đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ Nhất. Quốc hội đã nỗ lực, chủ động, đổi mới, linh hoạt trong cách thức làm việc, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan liên quan để hoàn thiện, cập nhật và hoàn thành chương trình Kỳ họp.

“Các cơ quan của Quốc hội đã làm hết việc chứ không làm hết giờ. Có những văn bản được lãnh đạo Quốc hội ký lúc 2 giờ sáng để kịp hoàn thiện trình Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội đã làm việc tận tụy, dù có người lần đầu tham dự nhưng đã bắt nhịp rất nhanh với yêu cầu công việc, đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết và trước hết”, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.

Với 8 ý kiến phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cử tri đã đề cập đến những vấn đề lớn, toàn diện đối với sự phát triển của thành phố Cảng, và cả của đất nước, trong đó có những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Trung ương và những vấn đề liên quan trực tiếp đến thẩm quyền của thành phố.

Trong đó, về chiến lược phát triển đô thị, Chủ tịch Quốc hội cho biết, điểm mới của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là hết sức coi trọng chiến lược, tư duy, tầm nhìn, công cụ và chính sách để phát triển đô thị và kinh tế đô thị khi 75% động lực tăng trưởng trên thế giới đến từ khu vực đô thị.

Trong năm nay, Bộ Chính trị sẽ ban hành một nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực này để triển khai thực hiện. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà thành phố lớn như Hải Phòng cần nhận thức sớm để triển khai thực hiện.

Nhận thấy cử tri và nhân dân Hải Phòng có khát vọng rất lớn để phát triển thành phố, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng bộ, Chính quyền TP. Hải Phòng cùng với các bộ, ngành của Trung ương khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho Hải Phòng để trình Quốc hội xem xét, trong đó cần nghiên cứu đề xuất cả về mô hình chính quyền đô thị, các cơ chế chính sách đặc thù về tài chính, ngân sách, về quy hoạch, quản lý đất đai…

DCC

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data