agribank-vietnam-airlines

Nguy cơ về một cuộc chiến tranh thương mại sau khi Cohn từ chức

Hoàng Nguyên
Hoàng Nguyên  - 
Sự ra đi của cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Trump, Gary Cohn, hôm thứ Ba, một động thái có thể làm tăng các biện pháp bảo hộ có nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh thương mại.
aa
Nguy cơ về một cuộc chiến tranh thương mại sau khi Cohn từ chức
Ảnh minh họa

Cohn không giải thích rõ lý do về sự từ chức của mình. Ông đã nói với Tổng thống Trump rằng thị trường sẽ sụt giảm do mối đe dọa về thuế quan, và ông được coi là một bức tường của dòng quan điểm kinh tế chính thống trong chính quyền có chủ trương bảo hộ đã khiến các nhà lập pháp Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới lên tiếng cảnh báo.

Sự từ chức của Cohn được đưa ra sau khi Tổng thống Trump cho biết, ông vẫn theo sát kế hoạch áp đặt mức thuế nặng đối với thép và nhôm nhập khẩu và điều đó có nguy cơ khiến Chính phủ Mỹ rơi vào một cuộc đối đầu kinh tế toàn diện với Trung Quốc.

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đạt tới 375,2 tỷ USD trong năm 2017, tương đương 2/3 tổng thâm hụt thương mại của cả nước Mỹ là 566 tỷ USD. Ông Trump đã tuyên bố là sẽ khắc phục điều mà ông nói là thâm hụt đã lấy đi công ăn việc làm và phá hoại ngành công nghiệp Mỹ.

“Những người theo chủ nghĩa quốc gia về kinh tế giờ đây chắc chắn sẽ có thế lực hơn. Tôi nghĩ rằng họ sẽ có ảnh hưởng lớn trong chính quyền”, Monica de Bolle - một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở tại Washington nói.

Chính quyền Trump đã khởi động một cuộc điều tra về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, điều này có thể làm giảm bất kỳ tác động nào của đề xuất thuế thép và nhôm và gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh. Trump đã nói rằng tiền phạt có thể là rất lớn.

Với sự ra đi của Cohn, sức mạnh của Peter Navarro - một nhà kinh tế chống Trung Quốc và là người ủng hộ các biện pháp bảo hộ dường như đã gia tăng trong Nhà Trắng. Ông này đã ủng hộ rất mạnh việc áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu trong những ngày gần đây.

Mặc dù đã có những lời chỉ trích từ phía các nhà lập pháp đảng Cộng hòa về mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu, tuy nhiên ông Trump hôm thứ Ba vẫn nhắc lại kế hoạch thuế này của mình.

Với quy mô thâm hụt thương mại của Mỹ, Trump cho biết đất nước sẽ không phải là kẻ thất bại trong bất kỳ cuộc chiến nào. “Khi chúng ta đứng sau từng quốc gia riêng lẻ, chiến tranh thương mại không tệ lắm”, ông nói tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng với Thủ tướng Thụy Điển.

Nhà Trắng cho biết việc làm này sẽ bảo vệ ngành công nghiệp và việc làm khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh và hàng rào thuế quan toàn cầu là cần thiết vì các nước như Trung Quốc đang sử dụng các nước thứ ba để ngụy trang nguồn gốc, vận chuyển thép đến Hoa Kỳ.

Thế nhưng những người phản đối cáo buộc rằng thuế quan có thể phá hoại nhiều công ăn việc làm hơn là tạo ra, đồng thời gây nguy hiểm cho các đồng minh Mỹ, trong khi người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả nhiều hơn cho một loạt các sản phẩm từ lon bia đến ôtô.

Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, một đảng viên Cộng Hòa nổi bật trong việc phê phán về đề xuất về thuế, đã quay trở lại tấn công vào hôm thứ Ba, nói rằng các mức thuế được đề xuất là quá rộng. Mặc dù biện pháp này được thiết kế nhắm vào Trung Quốc, nhưng tác động chính của nó sẽ là các đồng minh Mỹ như Canada. Hiện Canada là nhà cung cấp thép và nhôm lớn nhất của Mỹ.

“Có rất nhiều mối quan ngại trong các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng điều này có thể lan rộng thành một cuộc chiến thương mại lớn hơn, và nhiều thành viên của chúng ta đang thảo luận với chính quyền điều đó (việc áp thuế) có thể rộng và sâu bao nhiêu”, Lãnh đạo phe đa số tại Thương viện Mitch McConnell cho biết trong nhận xét đầu tiên của ông về vấn đề này.

Thế nhưng, nền kinh tế Trung Quốc hiện đã phát triển quá lớn để Mỹ có thể đơn độc ứng phó và các chuyên gia thương mại cho biết Mỹ sẽ cần đồng minh trong bất kỳ cuộc chiến nào. Trung Quốc hiện đang được tích hợp sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và là “ngôi nhà” của nhiều công ty toàn cầu.

Trong khi ngay cả trước khi Trump công bố mức thuế, Mỹ cũng đã sa lầy một thời gian khá dài trong cuộc đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ với Canada và Mexico, hai trong số các đồng minh thân cận nhất của Mỹ, để giành được các điều khoản tốt hơn cho mình. Sáu tháng đã trôi qua, nhưng cuộc đàm phán vẫn bị đình trệ. Nay lại thêm đề xuất thuế thép và nhôm.

Bên cạnh đó, đề xuất này cũng có nguy cơ khiến Liên minh châu Âu gia nhập vào danh sách các đồng minh bất mãn.

Về phía Trung Quốc đến nay vẫn lặng thinh trước đề xuất thuế này, mặc dù nó đã đe dọa sẽ cắt giảm nhập khẩu nông nghiệp của Mỹ nếu bị tấn công. Rủi ro của một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc - đặc biệt là nếu các chế tài nghiêm khắc được áp đặt đối với vấn đề sở hữu trí tuệ - có thể sẽ leo thang nhanh chóng.

“Tôi nghĩ rằng nguy cơ xay ra một cuộc chiến tranh thương mại đã tăng lên đáng kể”, Bolle của Viện Peterson nói.

Hoàng Nguyên
Reuters

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data