agribank-vietnam-airlines

Nguy cơ suy thoái thị trường nhà ở Hồng Kông

Hoàng Nguyên
Hoàng Nguyên  - 
Dấu hiệu của một cuộc suy thoái trên thị trường nhà ở tại Hồng Kông đang lan rộng sau khi lãi suất của thành phố tăng lần đầu tiên trong 12 năm và sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
aa

“Chúng ta hiện đang chứng kiến một sự điều chỉnh như những gì đã thấy trong giai đoạn 2015-2016”, Cusson Leung – Trưởng bộ phận nghiên cứu tài sản ở châu Á của JPMorgan Chase & Co cho biết, trích dẫn những lo ngại của người mua đối với triển vọng của cả hai nền kinh tế Hồng Kông và Trung Quốc.

Nguy cơ suy thoái thị trường nhà ở Hồng Kông
Ảnh minh họa

Giá nhà giảm 13% trong giai đoạn suy thoái 2015-2016, trong khi từ đàu năm đến nay, giá nhà tại Hồng Kông đã giảm khoảng 3%. Năm tuần sau khi các ngân hàng Hồng Kông tăng lãi suất, đã xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy thị trường nhà ở chững lại.

1. Các khoản vay mua nhà sụt giảm

Số lượng đơn xin vay mua nhà thế chấp ghi nhận mức giảm nhiều nhất trong vòng 20 tháng vào tháng 9, theo số liệu của Centaline Mortgage Broker Ltd. Trong khi theo Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông, số lượng đơn vay mua nhà thế chấp giảm 56% xuống 7.977.

Ivy Wong - Giám đốc điều hành của Centaline Mortgage Broker đã viện dẫn việc điều chỉnh lãi suất thế chấp của ngân hàng vào tháng 8 như một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới lượng đơn vay mua nhà thế chấp giảm xuống mức thấp nhất trong 30 tháng.

2. Giá bán nhà hạng sang giảm

Có một câu chuyện được nhiều người rỉ tai đó là việc một người mua đã chấp nhận mất khoản tiền đặt cọc trị giá 54,2 triệu đôla Hồng Kông (7 triệu USD) để hủy bỏ một thỏa thuận mua nhà tại khu The Peak – khu vực khu đắt đỏ nhất Hồng Kông, nơi có nhiều giám đốc ngân hàng, tài phiệt kinh doanh, người nổi tiếng và triệu phú, tỷ phú sinh sống. Chưa biết thực hư thế nào, song câu chuyện đó cũng phần nào cho thấy bức tranh ảm đạm của thị trường nhà ở Hồng Kông, đặc biệt là phân khúc cao cấp. Cụ thể, số lượng giao dịch nhà ở sang trọng trong tháng 9 là thấp nhất kể từ năm 2005, theo Ricacorp Properties Ltd.

“Thị trường chứng khoán mờ nhạt và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã dẫn đến động thái chờ đợi và quan sát của cả nhà đầu tư và người tiêu dùng”, Derek Chan – Trưởng bộ phận nghiên cứu của Ricacorp cho biết.

3. Sa thải đại lý

Midland Realty - một trong những công ty bất động sản lớn nhất Hồng Kông, đã thông tin về 100 nhân viên hoạt động tồi tệ nhất hồi tháng trước. 10 người yếu nhất sẽ bị sa thải, trong khi 55 người tiếp theo sẽ được yêu cầu nghỉ không lương ít nhất là 3 tháng; 35 người còn lại sẽ được giám sát chặt chẽ.

Midland, có tổng cộng hơn 4.000 đại lý bán hàng, cho biết đó là một chính sách đã được thực hiện từ lâu và nó sẽ được thi hành nghiêm từ tháng này.

4. Giảm giá

Thông tin từ các báo và báo cáo từ các đại lý cho thấy giá bán bất động sản sụt giảm đáng kể. Một căn hộ hai phòng ngủ ở Kowloon Bay đã giảm 28% - tương đương giảm 1,9 triệu đôla Hồng Kông, Apple Daily báo cáo cuối tháng trước. Một căn hộ hai phòng ngủ khác ở một quận lân cận được bán với giá thấp hơn 17%. Theo Công ty TNHH bất động sản Centaline, người bán đã sẵn sàng hạ giá 1,7 đôla Hồng Kông sau một số cuộc đàm phán.

5. Doanh số bán hàng lao dốc

Giá trị giao dịch nhà mới trong tháng 10 giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, chỉ đạt 12,5 tỷ đôla Hồng Kông. Số lượng giao dịch giảm 43% so với tháng 9 xuống còn 1.140 giao dịch, theo số liệu từ Midland Realty cho thấy.

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data