agribank-vietnam-airlines

Người Mỹ thất nghiệp có nguy cơ mất trợ cấp

Thái Hồng
Thái Hồng  - 
Trong thời điểm hiện tại, hàng triệu người Mỹ thất nghiệp đang có nguy cơ mất khoản trợ cấp thu nhập vì Covid-19 trong khoảng một tháng tới đây. Điều khoản trợ cấp thất nghiệp sắp ban hành có vẻ khác với những nội dung đã xuất hiện trong năm ngoái, khi Quốc hội đã có những điều chỉnh mới trong chính sách viện trợ tiếp tục tại cuộc họp thỏa thuận lập pháp vừa qua.
aa

Ông Andrew Stettner, thành viên cấp cao tại The Century Foundation - một tổ chức có tư tưởng tiến bộ cho biết, các nhà lập pháp liên bang dường như không có gì cấp thiết trong việc kéo dài các chương trình phúc lợi đại dịch trước ngày chính thức chương trình ngừng hoạt động. Thậm chí hầu như không ai đề cập đến việc mở rộng chương trình tiếp theo.

nguoi my that nghiep co nguy co mat tro cap
Nhiều lao động thất nghiệp Mỹ có nguy cơ mất trợ cấp

Chương trình ngừng hoạt động sẽ tác động nặng nề đến những người Mỹ đang nhận trợ cấp thông qua một số chương trình tạm thời. Chương trình này bao gồm viện trợ cho những người thất nghiệp dài hạn, cũng như những người lao động tự do, lao động hợp đồng, người làm nghề tự do và những người lao động khác, nói chung là những người không đủ điều kiện nhận trợ cấp của nhà nước.

Theo đại diện Bộ Lao động Mỹ, hơn 9 triệu người đã nhận được sự hỗ trợ như vậy tính đến ngày 10/7. Ước tính có khoảng 7,5 triệu người có thể vẫn sẽ nhận trợ cấp vào thời điểm kết thúc ngày 6/9 tới đây. Sau ngày đó, họ sẽ mất quyền hưởng bất kỳ quyền lợi nào. Những người khác đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp thường xuyên của nhà nước (khoảng 3 triệu người) có thể tiếp tục nhận các khoản tiền hàng tuần trước Ngày Lao động. Tuy nhiên, sau ngày đó, họ sẽ mất khoản 300 USD bổ sung hàng tuần.

Theo dữ liệu của Bộ Lao động, một người bình thường sẽ nhận được 341 USD/tuần. Phúc lợi của Nhà nước đã thay thế khoảng 38% tiền lương trước khi sa thải người lao động trong quý đầu tiên của năm 2021.

Đạo luật CARES mở rộng trợ cấp thất nghiệp là chưa từng có trong lịch sử của chương trình bảo hiểm thất nghiệp có từ những năm 1930. Ví dụ, trong thời kỳ Đại suy thoái, người lao động có thể nhận tới 99 tuần trợ cấp thất nghiệp - nhiều hơn nhiều so với 26 tuần truyền thống (hoặc ít hơn ở một số bang). Nhưng khoản viện trợ này chấm dứt vào tháng 12/2013, lúc đó có khoảng 1,3 triệu công nhân bị mất quyền lợi.

Khi nền kinh tế phục hồi nhanh chóng hơn so với các cuộc suy thoái trước đây, theo dữ liệu công bố của Bộ Thương mại, việc thuê nhân viên cũng tăng lên trong vài tháng qua. Nền kinh tế có thêm 850 nghìn việc làm mới trong tháng 6, tuy nhiên nước Mỹ vẫn chưa khôi phục được gần 7 triệu việc làm bị mất so với mức trước đại dịch.

Trong khi đó, những người theo trường phái chỉ trích các chương trình phúc lợi mở rộng cho rằng, các chương trình này đã khiến người lao động thích ở nhà thay vì đi tìm việc làm, điều này khiến các doanh nghiệp khó lấp chỗ trống hơn và góp phần khiến việc tuyển dụng càng gặp khó khăn.

Theo Cục Thống kê Lao động, đã có 26 tiểu bang kết thúc việc tham gia vào các chương trình thất nghiệp liên bang trong tháng 6 và tháng 7, để cố gắng khuyến khích người lao động nhận việc làm trở lại.

Ông Marcia Hultman, Thư ký của Bộ Lao động và Quy định Nam Dakota cho biết, các doanh nghiệp trên toàn tiểu bang sẽ phát triển và mở rộng, nếu không phải vì thiếu nhân công. Kết thúc các chương trình này là một bước cần thiết để phục hồi, tăng trưởng và đưa mọi người trở lại làm việc. Với khoản bổ sung 300 USD/tuần, gần một nửa số công nhân thất nghiệp (48%) kiếm được nhiều hơn so với số tiền lương bị mất của họ.

Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế Fiona Greig, Daniel Sullivan, Peter Ganong, Pascal Noel và Joseph Vavra, số tiền tăng thêm chỉ có tác động nhỏ đến việc tìm kiếm việc làm của người lao động và không kìm hãm nhiều đến thị trường việc làm. Có thể là kết luận hơi sớm, nhưng cho đến nay, các chính sách của nhà nước không cho thấy sự thúc đẩy mọi người trở lại tham gia lao động ngay lập tức. Các yếu tố liên quan đến đại dịch, không phải là lý do chính khiến người lao động có thể quay trở lại tham gia lao động nhanh chóng như dự đoán.

Thái Hồng

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data