agribank-vietnam-airlines
Đại biểu Phạm Đức Ấn:

Nghiên cứu sửa đổi tên gọi “can thiệp sớm”

Trần Hương
Trần Hương  - 
Phát biểu góp ý vào Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) về nội dung “can thiệp sớm” tại tổ chiều 5/6, đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn TP. Hà Nội) cho biết, hiện nay theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của Tổ chức tín dụng. Trong quá trình theo dõi, quản lý, tùy theo từng mức độ, vấn đề của Tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp phù hợp như khuyến nghị, cảnh báo, giám sát tăng cường hoặc các biện pháp xử lý tương ứng với mức độ, tình trạng của Tổ chức tín dụng.
aa
Nghiên cứu sửa đổi tên gọi “can thiệp sớm”
Đại biểu Phạm Đức Ấn, Đoàn TP. Hà Nội
Theo đại biểu, hoạt động giám sát được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của Tổ chức tín dụng, từ lúc cấp phép đến khi Tổ chức tín dụng giải thể. Trong quá trình giám sát Tổ chức tín dụng, căn cứ kết quả giám sát Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra các khuyến nghị, cảnh báo về các vấn đề, các rủi ro tiềm ẩn tại Tổ chức tín dụng và yêu cầu Tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch khắc phục. Trường hợp Tổ chức tín dụng tiếp tục tiềm ẩn rủi ro, có nguy cơ vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét áp dụng giám sát tăng cường và áp dụng một số biện pháp xử lý.

Những nội dung này hiện nay đã được quy định đầy đủ tại các văn bản: Luật Ngân hàng Nhà nước (Điều 59), Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung); Thông tư 08/2022/TT-NHNN ngày 30/6/2022 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng chỉ khi TCTD có những dấu hiệu cụ thể ở mức nghiêm trọng hơn về một nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, cần có những biện pháp hạn chế, biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ hơn, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xem xét đặt Tổ chức tín dụng vào can thiệp sớm.

Có thể thấy tại dự thảo Luật, nhiều biện pháp được áp dụng tại giai đoạn can thiệp sớm như: hạn chế hoặc không chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác, hạn chế thẩm quyền quyết định trong hoạt động kinh doanh của người quản lý, người điều hành; đình chỉ người quản lý, người điều hành có hành vi vi phạm quy định pháp luật… "Các biện pháp này nếu áp dụng cho Tổ chức tín dụng trước khi bị rơi vào can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tổ chức này và khiến tình trạng Tổ chức tín dụng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó tại giai đoạn can thiệp sớm cũng cho phép Tổ chức tín dụng được áp dụng một số biện pháp hỗ trợ. Nếu tình trạng Tổ chức tín dụng chưa thực sự nghiêm trọng và có thể tự khắc phục, việc cho áp dụng sớm các biện pháp hỗ trợ dẫn đến lãng phí nguồn lực”, đại biểu Phạm Đức Ấn phát biểu.

Như vậy, theo đại biểu Phạm Đức Ấn, tên gọi tại dự thảo Luật là “can thiệp sớm” nhưng về bản chất chưa phải là can thiệp sớm (vì cơ quan quản lý đã có những hành động can thiệp trước đó rồi), chỉ sớm hơn giai đoạn “kiểm soát đặc biệt”.

“Để tránh cách hiểu rằng đến khi Tổ chức tín dụng lâm vào các trường hợp can thiệp sớm như tại dự thảo Luật mới xử lý thì muộn quá, tôi đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu sửa đổi tên gọi “can thiệp sớm”, thể hiện đúng bản chất giai đoạn này. Ví dụ giai đoạn “Tiền kiểm soát đặc biệt””, đại biểu Phạm Đức Ấn đề nghị.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data