Ngành nhựa và cuộc chiến trên sân nhà
![]() | Hấp dẫn ngành nhựa xây dựng |
![]() | Doanh nghiệp ngành nhựa chủ động tìm lối đi |
Tốc độ tăng trưởng 16-18%/năm suốt giai đoạn 2010-2015 đưa ngành nhựa trở thành lĩnh vực phát triển nhanh thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau ngành viễn thông và dệt may.
![]() |
Ảnh minh họa |
Vào năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhựa đã lên đến trên 2,4 tỷ USD, còn tính từ đầu năm nay đến giữa tháng 10 vừa qua thì con số này đạt xấp xỉ 2 tỷ USD. Theo đánh giá của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), nhựa là một trong những ngành năng động, mũi nhọn của Việt Nam.
Tuy nhiên bất chấp tiềm năng phát triển lớn, ngành nhựa Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất mạnh từ hàng nhập ngoại và sự thâu tóm của các DN nước ngoài. Ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBankSc) cho biết, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan… với mẫu mã phong phú, đa dạng nên đang chiếm thị phần lớn trên thị trường nhựa Việt Nam.
Trong các đối thủ của DN nhựa Việt Nam thì Trung Quốc là một lực lượng cạnh tranh đầy thách thức. Theo ông Nguyễn Bá Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nhựa Đông Á, thực tế là hiện nay công nghệ mà các DN nhựa Việt Nam đang sử dụng chủ yếu đến từ Trung Quốc. Điều này khiến cho sản phẩm nhựa DN Việt làm ra giảm sức cạnh tranh với hàng nhập từ Trung Quốc.
Đẩy các DN trong nước đến khó khăn, các DN nước ngoài tiếp tục thâu tóm DN Việt, đồng thời mở rộng đầu tư vào thị trường nội địa. Với chiến lược thâm nhập thị trường và thâu tóm bài bản, các DN ngoại đang từng bước chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam.
Đặc biệt, các DN ngoại có kinh nghiệm hoạt động đa quốc gia, tham gia nhiều thị trường quốc tế, nguồn tài chính mạnh mẽ... càng dễ dàng tận dụng các lợi thế của thương mại tự do tại Việt Nam để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.
Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang khẳng định vị thế khi mạnh tay chi 121 triệu USD đầu tư vào 7 công ty Việt Nam thuộc lĩnh vực nhựa. Cụ thể như mua 80% cổ phần tại Công ty Nhựa Tín Thành, mua trên 20% cổ phần của Nhựa Bình Minh và gần 25% cổ phần của Nhựa Tiền Phong... Tập đoàn Dongwon Systems Corporation (Hàn Quốc) cũng đã mua lại Công ty Bao bì Minh Việt từ Masan, đã thực hiện thu gom cổ phiếu CTCP Nhựa Tân Tiến trên thị trường…
Tuy nhiên, không phải các DN trong nước đã “hết cửa làm ăn”. Chiếm khoảng 20% thị phần, cạnh tranh với 45% thị phần hàng nhập khẩu, Nhựa Đông Á có cách đi riêng của mình. Ông Trần Việt Thắng, Phó tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG) cho biết, hiện tập đoàn này vẫn có khả năng duy trì nhiều lợi thế về công nghệ sản xuất, chất lượng và giá thành sản phẩm…
“Với ưu thế sân nhà, cộng với sự đầu tư công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm tốt, cùng việc am hiểu thị trường, chúng tôi có thể sòng phẳng cạnh tranh với các đối thủ khác”, ông Thắng tự tin cho biết.
Ở tầm vĩ mô, DN này đang thực thi những quyết sách quan trọng. Một trong số đó là thoát ly công nghệ của đối thủ trực tiếp để tạo năng lực cạnh tranh trực diện với họ.
Ông Nguyễn Bá Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nhựa Đông Á cho biết, DN này đang dần chuyển sang sử dụng công nghệ từ châu Âu. Đồng thời, sắp tới công ty sẽ đầu tư 1 triệu USD để lập phòng nghiên cứu sản phẩm mới để đảm bảo các sản phẩm của Đông Á có chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập.
Cụ thể, thời gian tới DN này đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới với giai đoạn 1 là 230 tỷ đồng và giai đoạn 2 là 150 tỷ đồng. Theo đó, công suất kỹ thuật sẽ tăng từ 12.000 tấn/năm 2013 lên đến 36.000 tấn/năm năm 2016 và giai đoạn 2 là 54.000 tấn/năm năm 2017. Với những thay đổi trong chiến lược kinh doanh, DAG đặt mục tiêu trong giai đoạn tới chiếm 35-40% thị phần miền Bắc và 20% thị trường miền Nam.
Ở một góc độ khác, theo ông Đặng Trần Hải Đăng, sân nhà tạo sự gắn kết giữa DN nhựa Việt Nam và người tiêu dùng cũng là một lợi thế rất đáng kể. Và với lợi thế đó, thời gian qua rất nhiều DN ngành này đã thắng lớn.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong đạt doanh thu 3.103 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; Lợi nhuận trước thuế đạt 319,7 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ 2015. So với chỉ tiêu kinh doanh của năm 2016, hiện tại sản lượng đã đạt 79,1% và doanh thu đạt 80% kế hoạch.
Tương tự, CTCP Nhựa Bình Minh đang chiếm khoảng 50% thị phần phía Nam. Trong 9 tháng năm 2016, doanh thu thuần của công ty cũng đạt 2.478 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 663 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế 540 tỷ đồng tăng 39%. Hay như CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát cũng lãi ròng hơn 100 tỷ đồng sau 9 tháng, hoàn thành vượt chỉ tiêu năm 2016...
Có thể thấy, trước cánh cửa hội nhập, ngành nhựa Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, từng bước khẳng định được vị trí của mình. Hiện nay, sản phẩm nhựa của Việt Nam đã xuất khẩu đến 159 thị trường trên thế giới và đem lại kim ngạch xuất khẩu ấn tượng.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
