Ngành mía đường Việt Nam: Thay đổi để bước vào cuộc chơi lớn
Theo các số liệu thống kê, trước khi gia nhập Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Việt Nam có 41 nhà máy, sản xuất bình quân 140 nghìn tấn mía/ngày, niên vụ 2016 - 2017 sản xuất hơn 1,2 triệu tấn đường (chiếm khoảng 0,74% tổng sản lượng đường của thế giới), với diện tích trồng mía khoảng 30.000 ha và hàng chục ngàn hộ nông dân có nguồn thu, vươn lên xóa đói giảm nghèo từ trồng mía.
![]() |
Ngành mía đường Việt đang đứng trước nhiều khó khăn |
Tuy nhiên, đến tháng 9/2020, hiện chỉ còn 30 nhà máy hoạt động, 11 nhà máy buộc phải đóng cửa; trong số các nhà máy đang hoạt động có tới 17 nhà máy đang trong tình trạng thua lỗ. Các chuyên gia cũng dự báo, ngành mía đường trong nước hiện chỉ sản xuất được khoảng 700 nghìn tấn đường, khiến thiếu hụt nguồn cung trong nước, và lượng đường cần nhập khẩu trong niên vụ mới (2020 - 2021) sẽ lớn nhất trong giai đoạn từ 2009 đến nay. Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, diện tích mía nguyên liệu hiện đã giảm khoảng 30% - 60%. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà máy do thiếu nguyên liệu đầu vào.
Ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia nông nghiệp chia sẻ, tình trạng thiếu mía nguyên liệu đang ngày càng gay gắt và chắc chắn sẽ không thể nhanh chóng khắc phục. Bên cạnh đó, một trong những hạn chế của ngành mía đường trong nước là dù đã có những bước tiến lớn nhưng năng suất và chất lượng của mía vẫn còn khá khiêm tốn.
Cụ thể, năng suất của mía Việt Nam cách đây 20 năm đạt 49,8 tấn/ha, đến nay tuy đã đạt 65 - 66 tấn/ha, tuy nhiên vẫn còn khá xa so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Thái Lan với năng suất 74 - 76 tấn/ha. Không những vậy, chất lượng mía của nước ta cũng còn chưa tốt khi cần tới 10 kg mía để sản xuất 1 kg đường, nhưng ở Thái Lan, con số này chỉ dao động trong khoảng 9,1 - 9,4 kg.
Rõ ràng, trong điều kiện phải cạnh tranh trực tiếp với đường “Made in Thailand” với thuế suất 0% ngay ở thị trường trong nước, nếu không nhanh chóng khắc phục được những yếu kém nói trên, chúng ta sẽ bị thua ngay trên sân nhà, bà Bích nhấn mạnh.
Theo PGS.TS. Vũ Thị Minh, trường Đại học Kinh tế quốc dân, quy mô và trình độ chế biến của nhiều nhà máy đường của Việt Nam nhìn chung còn hạn chế, cơ cấu sản phẩm chế biến đường cũng chưa hợp lý.
Đa số các nhà máy chế biến đường của Việt Nam có công suất thấp, việc tổ chức chế biến mía đường tại nhiều nhà máy chưa tốt, dẫn đến năng suất đường chế biến thu được bình quân chỉ đạt 5,5 tấn đường/ha mía thu hoạch, thấp hơn đáng kể và chỉ bằng 71% so với năng suất của Thái Lan và 44% so với năng suất của Úc.
Ngoài ra, việc tận dụng các phụ, phế phẩm để sản xuất các sản phẩm cạnh đường như: mật rỉ có thể sản xuất xăng sinh học ethanol, điện từ đốt bã mía có thể cung cấp cho hoạt động của nhà máy hoặc bán lên lưới điện quốc gia… tuy đã được quan tâm trong những năm gần đây nhưng mới chỉ phát huy được 50% tiềm năng.
Trong bối cảnh đó, PGS.TS. Vũ Thị Minh cho biết, một trong những biện pháp đầu tiên để phát triển ngành mía đường trong nước là thực hiện rà soát, quy hoạch lại các vùng sản xuất mía nguyên liệu theo hướng phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng.
Còn theo chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú, Nhà nước cần hỗ trợ các DN trong việc tiếp cận đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ của các vùng trồng mía và các nhà máy chế biến đường để tạo ra những vùng sản xuất lớn và những tổ hợp sản xuất đường ngày càng hiện đại.
Đồng thời có biện pháp kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, bảo vệ những DN làm ăn chân chính, có chính sách khuyến khích thỏa đáng các DN trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực mía đường để phát triển một cách bền vững.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
