agribank-vietnam-airlines

Ngành mía đường: Phía sau hiện tượng tranh mua tranh bán

Ngọc Linh
Ngọc Linh  - 
Có thể nói Quyết định 477/QĐ-BCT ngày 9/2/2021 của Bộ Công thương áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan đã bước đầu mang lại sinh khí cho ngành mía đường, giúp thoát ra khỏi cơn khủng hoảng kép đã vật lộn suốt năm qua. Nhưng giá đường và nhịp độ vừa tăng trở lại thì hiện tượng tranh mua - tranh bán cũng đã xuất hiện. Sự bền vững của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng đang bị đe dọa.
aa
nganh mia duong phia sau hien tuong tranh mua tranh ban Mạnh tay cứu ngành mía đường
nganh mia duong phia sau hien tuong tranh mua tranh ban Ngành mía đường Việt Nam: Thay đổi để bước vào cuộc chơi lớn
nganh mia duong phia sau hien tuong tranh mua tranh ban Mía đường chờ đợi một cuộc chơi công bằng

Mang sinh khí trở lại

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã mang đến khá nhiều khó khăn cho ngành mía đường. Có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 hiệp định này đã mở cửa cho đường tự do nhập khẩu từ các nước ASEAN với thuế suất nhập khẩu bình quân đang từ 85% giảm còn có 5%. Ngay lập tức các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng đường gia tăng nhập khẩu trực tiếp, nhất là nhập khẩu từ Thái Lan đưa tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng đột biến trong năm 2020 đạt hơn 1,5 triệu tấn.

Từ đó bức tranh ảm đạm đang bao trùm ngành mía đường. Trong cả nước có 41 nhà máy đường nhưng chỉ còn 29 nhà máy còn hoạt động nhưng có gần 20 nhà máy thua lỗ, 11 nhà máy đã đóng cửa. Giá đường sản xuất trong nước đã sụt xuống mức thấp nhất trong khu vực kéo theo giá mía của người nông dân cũng rớt thê thảm. Nhiều nơi người nông dân bỏ mía không buồn thu hoạch, diện tích trồng mía giảm mạnh cùng với đó là những hệ lụy xã hội không nhỏ, nhất là có những vùng không thể trồng bất kỳ loại cây nào khác và cuộc sống của người dân nơi đó chỉ trông vào cây mía.

nganh mia duong phia sau hien tuong tranh mua tranh ban
Để ngành mía đường phục hồi bền vững thì cần nhiều giải pháp đồng bộ

Trước khó khăn của ngành mía đường, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải có các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế. Theo đó, Bộ Công thương đã ra Quyết định 477 áp thuế suất nhập khẩu đường tinh từ Thái Lan là 48,88% thuế suất cho đường thô là 33,88%. “Quyết định 477 đã trả lại sự công bằng, đồng thời mở ra cơ hội cạnh tranh sòng phẳng và công bằng cho ngành mía đường của Việt Nam”, ông Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn phát biểu.

Giá đường đã tăng trở lại. Đó là cơ hội cho các doanh nghiệp mía đường. Các doanh nghiệp đang tranh thủ giai đoạn thuận lợi này gia tăng sản xuất và tăng giá mua mía của nông dân. Giá bán đường sản xuất trong nước đã tăng trung bình từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2020; Giá thu mua mía nguyên liệu của người trồng mía cũng tăng so với vụ ép năm ngoái, tăng từ 50 nghìn - 100 nghìn đồng/tấn (giá mua trung bình hiện tại dao động khoảng 950 nghìn - 1 triệu đồng/tấn).

“Quyết định số 477 đã xác định được đúng đắn giá trị thực tế của ngành mía đường trong nước, nếu cạnh tranh sòng phẳng thì ngành mía đường trong nước không thua kém các nước trong khu vực. Đây là điều kiện tốt để từng bước phục hồi lại ngành mía đường trong nước”, ông Lê Văn Tam phát biểu.

Hiện tượng tranh mua - tranh bán đang xuất hiện

Từ khi thực hiện biện pháp áp thuế phòng vệ thương mại đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan thì lượng đường nhập khẩu đã giảm đáng kể, trong khi nhu cầu đường trong nước tăng lên, diện tích vùng nguyên liệu lại sụt giảm. Đây là hệ quả của cả một thời gian trước đường trong nước dư ế, mía nguyên liệu không tiêu thụ được khiến nông dân bỏ trồng mía mà đến nay chưa kịp khôi phục nguồn nguyên liệu.

Ông Lê Văn Tam cho biết, hiện diện tích mía của cả nước chỉ còn dưới 160.000 ha, chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của các nhà máy đường. Bên cạnh đó theo các doanh nghiệp, nhiều vùng mía nguyên liệu đang xuống cấp, không đạt chất lượng. Nhiều nhà máy thiếu mía nguyên liệu sản xuất, đe dọa chuỗi sản xuất và cung ứng.

Tất cả những điều đó đang làm dấy lên hiện tượng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp mía đường, giữa doanh nghiệp với thương lái, nhất là sau khi Hiệp hội Đường thế giới đưa ra dự báo sản lượng đường toàn cầu sụt giảm. Tình trạng người dân trồng mía thu hoạch diện tích mía đã ký hợp đồng liên kết với nhà máy để bán cho thương lái đã xuất hiện ở nhiều nơi.

Ông Tam hy vọng từ khi có biện pháp phòng vệ thương mại với giá đường được đánh giá đúng với giá trị thực, giá đường tăng, các nhà máy sẽ tăng giá mua mía cho bà con nông dân, người trồng mía yên tâm tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng mía, từ đó từng bước khôi phục lại vùng nguyên liệu, các nhà máy có đủ nguyên liệu để sản xuất. Nhưng để ngành mía đường phục hồi bền vững thì cần nhiều giải pháp đồng bộ và không thể một lần nữa rơi vào tình trạng đường sản xuất trong nước dư ế vì đường nhập khẩu và đường nhập lậu.

Ông Nguyễn Văn Lộc - Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) nhấn mạnh đến vùng nguyên liệu chất lượng với 2 yếu tố cần và đủ để năng suất cao và chi phí thấp. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần rà soát đánh giá và quy hoạch lại các diện tích sản xuất mía và chỉ giữ lại các vùng trồng có tiềm năng đạt được hai yếu tố trên đây. Ông Lộc cũng đề nghị xây dựng quy chế phối hợp giữa các doanh nghiệp mía đường có vùng nguyên liệu gần kề cần được các tiểu vùng cập nhật và thực thi trên tinh thần hỗ trợ và cạnh tranh lành mạnh. Các doanh nghiệp đề xuất thêm chính sách khuyến khích cơ giới, tự động hóa cùng cơ chế hỗ trợ vốn cho ngành mía đường…

Bà Lê Thị Quỳnh Trang - Chủ tịch HTX Tân Tiến (Gia Lai) đề xuất, Chính phủ cần có chính sách và giải pháp khuyến khích bà con tham gia vào hợp tác xã (HTX) nông nghiệp để mở rộng diện tích và thông qua HTX sẽ thu hút chính sách hỗ trợ của nhà nước để hỗ trợ lại cho hộ dân phát triển cây mía. Đồng thời vận động bà con chuyển đổi diện tích nhỏ lẻ để cơ giới hóa cho vùng nguyên liệu có hiệu quả cao hơn, chất lượng hơn.

Nhấn mạnh về sự cần thiết phải có các chính sách và giải pháp để ngành mía đường phục hồi và phát triển bền vững, ông Đinh Duy Vượt - Phó trưởng Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Gia Lai nhấn mạnh “Ngành mía đường được xem là ngành hàng chiến lược trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm cho hơn 35 vạn hộ nông dân và đóng góp nguồn ngân sách lớn cho đất nước. Rủi ro của ngành mía đường cũng chính là rủi ro rất nhiều mặt, đặc biệt là đời sống của hàng nghìn công nhân, hộ nông dân và lao động nông nghiệp, nhất là vùng đồng bào các dân tộc trồng mía. Để vực dậy cả ngành mía đường chính là sự phối hợp đồng bộ của cả cơ quan chức năng, doanh nghiệp và cả sự ủng hộ của người tiêu dùng”.

Ngọc Linh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data