Ngành mía đường đuối, doanh nghiệp báo lỗ
![]() | Mía đường không còn đường lùi |
![]() | Mía đường đề xuất hướng gỡ khó |
Ông Phạm Quốc Doanh-Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết thêm, niên vụ mía đường 2017 - 2018 cả nước có 255.000 ha diện tích đất trồng mía nguyên liệu, tổng sản lượng đường sản xuất được là 17 triệu tấn; có 37.000 nhà máy sản xuất đường, với tổng công suất 136 nghìn tấn mía/ngày, đạt sản lượng 1,5 triệu tấn, tăng hơn 237.500 tấn so với niên vụ trước.
![]() |
Nhiều hộ trồng mía không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với DN dễ bị thương lái ép giá |
Đường thừa cung trong nhiều năm đang làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều DN. Cụ thể, niên vụ mía đường 2018 - 2019 tới đây (đang bắt đầu vào vụ thu hoạch mía), dự kiến lượng đường cung cấp cho thị trường cả nước là 2,2 triệu tấn (từ các nguồn, đường sản xuất trong niên vụ là 1,5 triệu tấn, đường tồn kho vụ trước trên 600.000 tấn và đường nhập khẩu (theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO) khoảng 94.000 tấn).
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cả nước chưa quá 1,6 triệu tấn, vậy lượng đường tồn kho tiếp tục là trên 570.000 tấn. Lượng tồn kho lớn, trong khi giá cả thị trường giảm và mặc dù hiện nay đang vào mùa sản xuất bánh kẹo, thực phẩm cuối năm để tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, nhưng giá đường vẫn ở mức thấp (10.300 đồng/kg đường kính trắng, 10.100 đồng/kg đường vàng) và việc khôi phục của giá đường dự báo sẽ rất chậm. Và giá này đang cao hơn đường nhập khẩu từ Thái Lan khoảng 3.000 đồng/kg.
Mức giá này đã tạo điều kiện để đường lậu giá rẻ và cả đường nhập chính ngạch từ các nước ASEAN tràn vào thị trường Việt Nam. Người tiêu dùng đương nhiên chọn loại giá rẻ hơn để sử dụng.
Ngoài ra, trên thị trường hiện còn có một dòng sản phẩm là đường lỏng của Trung Quốc với số lượng hàng trăm nghìn tấn/năm, giá bán rẻ hơn đường kính trắng Việt Nam từ 2.000 đồng – 3.000 đồng/kg đang tràn vào, tiếp cận các DN, hộ gia đình sản xuất bánh kẹo, đồ uống, lại càng khiến đường trong nước giảm lượng tiêu thụ.
Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến các chuyên gia nhận định, năm 2018 là năm đỉnh điểm khó khăn của ngành mía đường. Nhiều DN mía đường đều báo doanh thu giảm hoặc lỗ. Như Công ty cổ phần Lam Sơn giảm doanh thu đến 39% trong năm 2017 - 2018. Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ báo cáo tài chính kết thúc năm 2017 - 2018 giảm doanh thu 21,5% và lợi nhuận sau thuế giảm đến 95,5%.
Hay ở khu vực Tây Nguyên, Công ty cổ phần Mía đường Kontum cũng báo lợi nhuận giảm tới 78%, chỉ còn 9 tỷ đồng trong niên độ 2017 - 2018… Tại khu vực ĐBSCL có 10 nhà máy sản xuất đường nhưng đã đóng cửa hơn nửa vì thua lỗ, số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng, thu mua mía nguyên liệu giới hạn.
Theo ông Phạm Quốc Doanh, hiện nay tại nhiều địa phương người nông dân trồng mía tự do, tự phát trên diện tích đất riêng. Trong đó, có nhiều hộ trồng mía không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với DN, nên khi vào chính vụ, thương lái ép giá mía nguyên liệu rẻ. Ngoài ra, tại khu vực trồng mía lớn ở các tỉnh ĐBSCL hiện cũng đang vào vụ thu hoạch nhưng tiến độ thu mua mía rất chậm, do các nhà máy đường đang phải sản xuất cầm chừng.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
