Ngành dầu khí “với bộ ba bất khả thi”
Ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu có khả năng tạo ra dòng tiền tự do cao nhất từ trước đến nay là 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2022 (ở mức giả định giá dầu Brent trung bình đạt mức 106 USD/thùng).
Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo mới nhất về ngành dầu khí mà Deloitte vừa công bố: “Hướng đến sự cân bằng năng lượng: Các nhà sản xuất dầu khí sẽ đầu tư nguồn tiền như thế nào và vào đâu?”. Theo báo cáo, việc giá hàng hóa và năng lượng tăng cao ở mức kỷ lục thời gian qua đã giúp ngành công nghiệp dầu khí có khả năng tạo ra dòng tiền tự do cao nhất từ trước đến nay là 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2022 (ở mức giả định giá dầu Brent trung bình đạt mức 106 USD/thùng).
![]() |
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, những nỗ lực của ngành nhằm cải thiện kỷ luật vốn đã được đền đáp. Cơ cấu vốn hiện đang ở một trong những giai đoạn thuận lợi nhất, với tỷ lệ đòn bẩy thấp nhất từ trước đến nay (20%) và mức cổ tức từ 4 - 6%, là một trong những mức cổ tức cao nhất từ trước đến nay so với các lĩnh vực khác.
Báo cáo cho thấy, trong 5 năm qua, các công ty dầu khí toàn cầu đã và đang đẩy mạnh các cam kết đầu tư vào năng lượng carbon thấp bằng cách giảm phát thải tại nguồn, đầu tư vào các công nghệ quản lý carbon để phát triển hệ sinh thái và thúc đẩy sản xuất điện từ năng lượng tái tạo và điện khí hóa giao thông vận tải. Với dòng tiền kỷ lục và tình hình tài chính thuận lợi, các công ty dầu khí giờ đây phải đưa ra những quyết định quan trọng - đầu tư vào đâu và bao nhiêu để hướng đến sự cân bằng năng lượng.
Nghiên cứu của Deloitte chỉ ra ngành dầu khí toàn cầu đang đối mặt với “bộ ba bất khả thi” trong hướng tới năng lượng cân bằng: 1/Phân bổ vốn bế tắc; 2/Chính sách năng lượng không chắc chắn; 3/Quỹ đạo biến động bất thường trong giá năng lượng (tăng đột biến).
Theo các chuyên gia của Deloitte, các vấn đề về an ninh năng lượng, đa dạng hóa và chuyển đổi năng lượng cũng như quỹ đạo đầy biến động của giá cả dầu khí trong tương lai đang tạo ra những quan ngại về khả năng cân bằng “bộ ba bất khả thi” này của các công ty dầu khí. “Trong khi các công ty phải đưa ra quyết định nhằm ưu tiên đầu tư và cân bằng bộ ba bất khả thi này, họ đồng thời phải cân nhắc đến việc thực hiện đầy đủ các ưu tiên cơ bản đối với cổ đông và các bên liên quan khác”, báo cáo nêu.
Tuy nhiên, cũng có một tín hiệu tích cực nữa là ngay cả sau khi thực hiện các ưu tiên cơ bản của doanh nghiệp, các công ty dầu khí thượng nguồn toàn cầu vẫn còn nguồn dự trữ tiền mặt khoảng 1,5 nghìn tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2030. Thặng dư này hoàn toàn đủ để tăng tỷ lệ đầu tư xanh của ngành dầu khí từ mức 5% hiện tăng lên đến 30% trong giai đoạn này. Thặng dư nguồn tiền dự kiến sẽ đem đến động lực thúc đẩy quá trình đầu tư vào năng lượng carbon thấp và giúp các công ty dầu khí có khả năng trang trải cho các tổn thất về lợi nhuận trong quá trình chuyển đổi năng lượng trong tương lai. Cùng với sự hỗ trợ bởi môi trường pháp lý thuận lợi, ngành dầu khí với sức mạnh tài chính của mình có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh chóng sang một thế giới sử dụng năng lượng carbon thấp.
Báo cáo này khuyến nghị, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng carbon thấp, các công ty dầu khí sẽ cần đầu tư vào công nghệ, sản phẩm, giải pháp và dịch vụ năng lượng carbon thấp cho mục đích thương mại và mở rộng. Khi đầu tư vào năng lượng carbon thấp hơn được chú trọng, việc các công ty lựa chọn cách thức và địa điểm sẽ phụ thuộc vào “hình mẫu” đặc trưng nhất của họ: doanh nghiệp kinh doanh hydrocarbon, doanh nghiệp sản xuất carbon thấp, doanh nghiệp năng lượng xanh hoặc doanh nghiệp tiên phong trong mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
