Ngành da giày oằn mình vì đại dịch
![]() | Ngành dệt may, da giày trước cơ hội bứt phá |
![]() | Doanh nghiệp bắt đầu thiếu nguyên liệu sản xuất |
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại trong 9 tháng năm 2020 đạt 10,9 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019. Và ngành da giày, túi xách Việt Nam sẽ không thể hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 24 tỷ USD năm 2020 này. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, những thị trường tiêu thụ giày dép hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Đức… đều giảm nhập khẩu khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, Trung Quốc, vốn chiếm 12% thị phần xuất khẩu, nhưng 9 tháng qua đã giảm nhập giày dép, túi xách Việt Nam hơn 19%; các thị trường khác là Bỉ giảm 17%, Nhật Bản giảm 2%, Đức giảm trên 10%, thị trường Đan Mạch giảm mạnh nhất tới gần 64%.
Các doanh nghiệp ngành giày dép, túi xách trong nước có khả năng sản xuất hơn 1,1 tỷ đôi giày và gần 400 triệu ba lô, túi xách/năm. Khi không bán ra nước ngoài được, doanh nghiệp buộc phải tạm ngưng hoặc giảm sản lượng sản xuất. Bởi thị trường trong nước không thể tiêu thụ được chừng ấy sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp da giày, túi xách đã chọn hướng quay lại thị trường nội địa, nhưng không hề khả quan, bởi năng lực cung của toàn ngành quá lớn, với hơn 1.700 doanh nghiệp sản xuất và giá sản phẩm thường cao hơn nhiều so với mặt bằng chi tiêu trong nước.
Tuy nhiên, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Lefaso cho hay, đến thời điểm đầu quý IV/2020, việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất (từ các thị trường Trung Quốc, Singapore) đã phục hồi trên 50%, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa ổn định sản xuất, do thiếu đơn hàng từ các thị trường lớn là Mỹ và EU.
Nhưng dù vậy, từ nay đến cuối năm, đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó, bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch bệnh của Mỹ và EU. Nhiều doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp da giày, túi xách Việt. Nhưng thực tế, việc tận dụng cơ hội từ hiệp định để gia tăng xuất khẩu không dễ dàng.
Bà Phan Thị Thanh Xuân phân tích, hiện nay trong ngành da giày, túi xách Việt Nam có hơn 85% doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này hạn chế về vốn, kỹ thuật và công nghệ, không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi doanh nghiệp chưa xây dựng được chuỗi sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu đồng bộ, thậm chí hiện trạng mạnh ai nấy làm còn rất phổ biến trong ngành. Chỉ riêng việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc đã khiến doanh nghiệp khó tận dụng được những cơ hội tốt từ EVFTA.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
