agribank-vietnam-airlines

Ngân hàng vượt khó, triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm tổ chức ngày 24/7, lãnh đạo NHNN đánh giá, về cơ bản các TCTD triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ được Chính phủ, NHNN giao tại Chỉ thị, Chương trình hành động của NHNN… Qua đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
aa
Sửa gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, kích cầu vay mua nhà Điều hành chính sách tiền tệ: Linh hoạt hóa giải nhiều thách thức Điều hành chính sách tiền tệ đạt được nhiều kết quả tích cực

Tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Chủ tịch HĐTV Agribank Phạm Đức Ấn cho biết, xác định năm 2024 là một năm hành động vượt khó, bám sát chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, ngay từ đầu năm, toàn hệ thống Agribank đã nỗ lực, phát huy tối đa kết quả đã đạt được năm 2023, tập trung tối đa mọi nguồn lực chủ động, linh hoạt ứng phó với các diễn biến. Trong điều kiện sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp, Agribank đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Cụ thể, ngân hàng triển khai 14 chương trình/sản phẩm tín dụng đối với khách hàng mới trong đó có 09 chương trình đối với KHCN, 05 chương trình cho KHDN; Tăng quy mô chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản từ 3.000 tỷ lên 8.000 tỷ đồng. Đặc biệt, ngân hàng đã 04 lần giảm lãi suất cho vay với sàn lãi suất giảm từ 0,5-1%/năm. Hiện tại, lãi suất cho vay VND của Agribank thuộc nhóm thấp trên thị trường.

Ngân hàng vượt khó, triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Chủ tịch HĐTV Agribank Phạm Đức Ấn cho biết hiện tại, lãi suất cho vay VND của Agribank thuộc nhóm thấp trên thị trường

Một số chương trình tín dụng ưu đãi được ngân hàng triển khai rất hiệu quả. Đơn cử chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm, thủy sản, doanh số cho vay đạt 7.183 tỷ đồng với trên 5.000 lượt khách hàng được giải ngân. Đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng, Agribank cũng là ngân hàng giải ngân nhiều nhất. Cụ thể, Agribank đã phê duyệt 11 Dự án Nhà ở xã hội với tổng số tiền phê duyệt 3.023 tỷ đồng, doanh số giải ngân 689 tỷ, dư nợ cho vay 657 tỷ đồng; Dự kiến sẽ giải ngân 5 dự án trong thời gian tới với tổng số tiền phê duyệt 1.558 tỷ đồng. Hiện nay đang tiếp cận 12 dự án nhà ở xã hội khác với tổng số tiền đề xuất cấp tín dụng hơn 5.200 tỷ đồng.

Ngân hàng vượt khó, triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Chủ tịch HĐQT VietinBank Trần Minh Bình chia sẻ ngân hàng quản trị rất chặt chẽ chất lượng tín dụng

Tại VietinBank, Chủ tịch HĐQT Trần Minh Bình cho biết, ngân hàng đã triển khai rất mạnh mẽ các chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN trong tăng trưởng tín dụng. Đến 30/6/2024, tăng trưởng tín dụng của VietinBank đạt 6,7%, đến ngày 22/7 đạt 7%. Đây là sự nỗ lực rất lớn của ngân hàng dưới sự chỉ đạo sâu sát của NHNN. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng quản trị rất chặt chẽ chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, các gói tín dụng do Chính phủ và NHNN đưa ra.

Ở khối NHTMCP, Chủ tịch HĐQT HDBank ông Kim Byoungho chia sẻ, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc tại Chỉ thị 01/CT-NHNN, HDBank đã nhanh chóng triển khai quán triệt đến đơn vị kinh doanh toàn hệ thống, ra mắt nhiều gói tín dụng ưu đãi với lãi suất cho vay thấp chỉ từ 5-6%/năm, tinh gọn quy trình cấp tín dụng và phối hợp chặt chẽ với khách hàng để nắm bắt rõ nhu cầu và vướng mắc của từng đối tượng cụ thể và cho ra mắt sản phẩm và giải pháp phù hợp. Nhờ đó tính đến ngày 30/6, dư nợ tín dụng của HDBank đạt hơn 382 nghìn tỷ đồng, tăng 13,3% so với đầu năm, nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp chỉ ở mức 1,2%.

Ngân hàng vượt khó, triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Chủ tịch HĐQT HDBank ông Kim Byoungho cho biết, từ đầu năm đến này HDBank ra mắt nhiều gói tín dụng ưu đãi với lãi suất cho vay thấp chỉ từ 5-6%/năm

Tương tự, tại ACB, Tổng giám đốc Từ Tiến Phát cho biết, kết quả hoạt động kinh doanh ACB 6 tháng đầu năm khả quan. Đến cuối tháng 6/2024, tín dụng của ACB đạt 541 nghìn tỷ, tăng 12,4%, cao hơn mức tăng trưởng ngành (6%). ACB đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ đầu năm để tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng. ACB kiểm soát chi phí đầu vào để giảm lãi suất đầu ra, đồng thời kết nối với doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề như xây dựng, dệt may, xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Nhìn lại 6 tháng đầu năm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng đánh giá các ngân hàng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN, chủ động kết nối với các doanh nghiệp, ngành nghề, ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời cơ cấu nợ cho khách hàng theo Thông tư 02 được 230.408 tỷ đồng, hoàn thành việc đăng ký nâng quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản lên 30.000 tỷ đồng; triển khai quyết liệt Chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư.

Ngân hàng vượt khó, triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Bên cạnh những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024, theo đánh giá củaTổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng ngành ngân hàng còn đối diện nhiều thách thức

Bên cạnh đó, các TCTD đã chủ động chấn chỉnh toàn diện trên các mặt về quản trị, tài chính và hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, tích cực cải thiện khả năng chi trả và các chỉ số an toàn, lành mạnh tài chính, tăng cường các biện pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng. Tính đến 31/5/2024, toàn hệ thống vốn điều lệ tăng 1,09%, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt ngưỡng 12,01%, tỷ lệ vốn ngắn hạn trên trung dài hạn dưới 30 %, tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi đạt khoảng 80%.

Ngân hàng vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn

Tuy đạt những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024, nhưng ông Nguyễn Quốc Hùng nhận thấy ngành Ngân hàng còn đối diện nhiều thách thức. Hiện thị trường vốn gặp nhiều khó khăn dẫn đến áp lực vốn trung dài hạn cho nền kinh tế chuyển sang vốn tín dụng ngân hàng, có doanh nghiệp được cơ cấu nợ miễn giảm lãi, song không trả nợ cũ, không đủ diều kiện vay vốn, gây sức ép, đòi hạ chuẩn tín dụng, bỏ qua kiểm soát vốn vay,…đã ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ ngân hàng vì mang tiếng gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn.

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15% cho cả năm 2024, đến nay mới đạt khoảng 6%, những tháng còn lại là một thách thức đối với ngành Ngân hàng bởi mặc dù các TCTD đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng với mức lãi xuất vay rất thấp, song một số ngành sản xuất, dịch vụ phục vụ nhu cầu trong nước còn nhiều khó khăn, nhiều phương án SXKD thiếu tính khả thi, nợ xấu có nguy cơ tăng cao,..

Ngân hàng vượt khó, triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Toàn cảnh Hội nghị

Việc thu hồi và xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh Nghị quyết 42 hết hiệu lực, một số doanh nghiệp không hợp tác với các TCTD trong việc bàn giao tài sản và xử lý nợ, cá nhân vay tiêu dùng cố tình không trả nợ mặc dù các cơ quan hữu quan đã hỗ trợ triệt phá ổ nhóm tín dụng đen, xóa bỏ trên mạng các trang web hội nhóm bùng nợ… song kết quả thu hồi nợ rất khiêm tốn. Đến cuối tháng 5/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 4,94%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ của hệ thống các TCTD đến cuối tháng 5/2024 là 6,9%.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch HĐTV Agribank Phạm Đức Ấn cũng rất băn khoăn hiện nay, Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực thi hành nhưng một số quy định không được kế thừa trong Luật Các TCTD năm 2024, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ từ các cơ quan công an, chính quyền địa phương trong việc thực thi quyền thu, giữ tài sản đảm bảo của chủ nợ. Trong khi đó, do tác động tiêu cực kéo dài của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thu nhập của người dân đều giảm sút, khả năng trả nợ suy giảm, thực tế có tình trạng không hợp tác, chây ỳ, chống đối trong việc trả nợ và bàn giao TSBĐ, nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, ông Phạm Đức Ấn đề nghị các Bộ ngành, NHNN, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ các TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu, thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu; trong đó, công tác tố tụng giải quyết vụ án tại Tòa án các cấp và thi hành án cần được giải quyết rút gọn, đẩy nhanh tiến độ.

Nhóm phóng viên - ảnh Hoàng Giáp

Tin liên quan

Tin khác

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngày 10/4/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức cuộc họp triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.
Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Từ ngày 21 – 25/3/2025, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với các NHNN chi nhánh, hệ thống TCTD tại khu vực 13 (Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh) và khu vực 14 (TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Đây là các khu vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,.
Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Việc ngân hàng cho vay theo chuỗi mà không yêu cầu tài sản đảm bảo có thể mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia chuỗi, doanh nghiệp, nền kinh tế và cả ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thành công của mô hình này, theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của các thành phần trong chuỗi.
NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Ngày 20/3/2025, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 11 và hội nghị với chủ đề “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 11”. Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Trương Công Thái đồng chủ trì hội nghị.
Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, việc các ngân hàng, đặc biệt là Agribank, chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhan dịp tại hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 10” do NHNN tổ chức tại Khánh Hòa, phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc trao đổi với ông Vương Hồng Lĩnh, Phó Tổng Giám đốc Agribank để bạn đọc hiểu hơn về những kế hoạch của Agribank trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững năm 2025 và những năm tiếp theo.
Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Trong khi thị trường lúa gạo khá trầm lắng, thì tại các vựa lúa của người dân, hợp tác xã trồng theo Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp ở ĐBSCL, không khí thu hoạch vụ Đông Xuân vẫn rất rộn ràng. Nông dân phấn khởi khi lúa chín tới đâu, công ty thu hoạch hết tới đó, giá lúa lại ổn định, thu nhập cao hơn so với lúa trồng thông thường.
LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

Gói vay 8.000 tỷ đồng có lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,8%/năm, quy trình tinh gọn, thủ tục nhanh chóng là những điểm cộng trong chính sách của Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) dành cho Khách hàng Doanh nghiệp ngay từ những tháng đầu năm 2025.
“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

Hơn 3 thập kỷ mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đều có dấu ấn đậm nét của khối kinh tế tư nhân từng thời kỳ. Hiện nay, để nền kinh tế tăng tốc, bứt phá, doanh nghiệp tư nhân càng đóng vai trò quan trọng, thậm chí là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Sáng ngày 12/3/2025, tại TP. Đà Nẵng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập NHNN Khu vực 9 và Hội nghị "Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 9". Sự kiện có sự tham dự của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, các đại biểu lãnh đạo UBND, HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội, các sở, ngành liên quan. Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hiệp hội Doanh nghiệp và lãnh đạo các NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam cũng tham dự.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data