agribank-vietnam-airlines

Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Nhóm phóng viên
Nhóm phóng viên  - 
Việc ngân hàng cho vay theo chuỗi mà không yêu cầu tài sản đảm bảo có thể mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia chuỗi, doanh nghiệp, nền kinh tế và cả ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thành công của mô hình này, theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của các thành phần trong chuỗi.
aa
NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân Chuyên gia "hiến kế" nâng cao hiệu quả vốn cho kinh tế tư nhân Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Chia sẻ tại Hội thảo Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân do Thời báo Ngân hàng tổ chức, ông Nguyễn Kim Hùng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kim Nam chia sẻ vốn của doanh nghiệp tư nhân hết đều dựa vào ngân hàng. Nói cách khác, ngân hàng là "phao cứu sinh" về vốn cho bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào. Thời gian gần đây, Bộ Chính trị đã ban hành hai Nghị quyết rất quan trọng đối với doanh nghiệp, doanh nhân trong tình hình mới. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi và tăng trưởng sau thời gian khó khăn. Để triển khai hai Nghị quyết đó, doanh nghiệp hiện nay chỉ có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Ngân hàng vẫn là “cứu cánh” quan trọng đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, để bứt phá, ông Hùng rất mong Bộ Tài chính và NHNN đưa ra các chương trình, chính sách hỗ trợ tài chính cho đổi mới sáng tạo. Hiện nay, ngay cả ngân hàng cũng chưa có gói vay riêng dành cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, NHNN có thể tiếp tục đóng vai trò đầu mối, giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng trở thành đại lý của các ngân hàng thương mại…

Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi
Chương trình 1 triệu hecta lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long thí điểm thành công, với việc cho vay theo chuỗi mang lại kết quả tích cực, hứa hẹn lợi ích lớn nếu áp dụng rộng rãi

Về vấn đề liên kết chuỗi, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, không phải thời điểm này mà cách đây 13 năm đã thí điểm 21 mô hình liên kết chuỗi giá trị, tuy nhiên hầu hết đều thất bại. Chỉ duy nhất một chuỗi trồng hoa xuất khẩu ở Đà Lạt thành công nhờ có sự đầu tư vốn và công nghệ từ doanh nghiệp nước ngoài. Theo phân tích của Phó Thống đốc, một chuỗi liên kết phải đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Nếu mối liên kết quá lỏng lẻo, sẽ rất khó đạt được hiệu quả. Việc ngân hàng cho vay theo chuỗi mà không yêu cầu tài sản đảm bảo có thể mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia chuỗi, doanh nghiệp, nền kinh tế và cả ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thành công của mô hình này phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của các thành phần trong chuỗi.

“Điều đáng mừng là trong hai năm thí điểm chương trình 1 triệu hecta lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long, tất cả các bên tham gia chuỗi đều hoạt động hiệu quả. Việc cho vay theo chuỗi của ngân hàng cũng đã mang lại kết quả tích cực. Nếu mô hình này được triển khai rộng rãi trong các lĩnh vực khác, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngành Ngân hàng rất mong muốn tiếp tục phát triển mô hình này”, Phó Thống đốc thông tin thêm và nhắc lại câu “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính liên kết.

Ở góc độ ngân hàng, bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng giám đốc Agribank, thời gian tới Agribank mong muốn tiếp tục cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có các phương án kinh doanh hiệu quả. Hiện Agribank đang triển khai 9 chương trình tín dụng ưu đãi dành cho tất cả các đối tượng, trong đó có 8 chương trình dành cho hộ kinh tế tư nhân, bao gồm doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất kinh doanh tiêu dung,... Trong các chương trình này, lãi suất được áp dụng thấp hơn cho vay thông thường từ 1-2%/năm và có các chương trình ưu đãi cho xuất nhập khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị. Để các hộ kinh tế tư nhân, cụ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa, xích lại gần với ngân hàng hơn, Agribank triển khai liên kết với hộ nông dân, hội phụ nữ. “Chúng tôi đã đi khảo sát và sẽ triển khai 1 chương trình cho vay theo chuỗi giá trị. Với các DNNVV quy mô nhỏ năng lực quản lý chưa đáp ứng phải liên kết, dựa vào nhau thành một khối, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn”, bà Bình thông tin thêm.

Để tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, theo ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không còn cách nào khác phải liên kết lại với nhau, tập hợp các thông tin, hồ sơ về Hiệp hội. Hiệp hội sẽ là đại diện, vừa giới thiệu vừa làm cầu nối, kết nối doanh nghiệp với ngân hàng. Thông qua hiệp hội, uy tín, các ngân hàng cho vay cũng yên tâm hơn rất nhiều. Bên cạnh đó theo ông thân cần phải có một cách thức kết nối Hiệp hội với các đơn vị tại địa phương, các ngành hàng sao cho việc kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp và các đối tác dễ dàng và hiệu quả hơn. “Quy trình vay vốn theo chuỗi được đề cập là hiệu quả, nhưng vẫn cần phải có một cầu nối linh hoạt giữa các bên. Hiệp hội sẵn sàng hợp tác với các tổ chức như các hiệp hội kế toán, các ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể kết nối hiệu quả, Hiệp hội cần có khách hàng cụ thể để làm việc. Và điều quan trọng là phải có một đơn đặt hàng hoặc yêu cầu rõ ràng từ các bên liên quan”, ông Thân chia sẻ thêm.

Nhóm phóng viên

Tin liên quan

Tin khác

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngày 10/4/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức cuộc họp triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.
Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Từ ngày 21 – 25/3/2025, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với các NHNN chi nhánh, hệ thống TCTD tại khu vực 13 (Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh) và khu vực 14 (TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Đây là các khu vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,.
NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Ngày 20/3/2025, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 11 và hội nghị với chủ đề “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 11”. Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Trương Công Thái đồng chủ trì hội nghị.
Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, việc các ngân hàng, đặc biệt là Agribank, chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhan dịp tại hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 10” do NHNN tổ chức tại Khánh Hòa, phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc trao đổi với ông Vương Hồng Lĩnh, Phó Tổng Giám đốc Agribank để bạn đọc hiểu hơn về những kế hoạch của Agribank trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững năm 2025 và những năm tiếp theo.
Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Trong khi thị trường lúa gạo khá trầm lắng, thì tại các vựa lúa của người dân, hợp tác xã trồng theo Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp ở ĐBSCL, không khí thu hoạch vụ Đông Xuân vẫn rất rộn ràng. Nông dân phấn khởi khi lúa chín tới đâu, công ty thu hoạch hết tới đó, giá lúa lại ổn định, thu nhập cao hơn so với lúa trồng thông thường.
LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

Gói vay 8.000 tỷ đồng có lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,8%/năm, quy trình tinh gọn, thủ tục nhanh chóng là những điểm cộng trong chính sách của Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) dành cho Khách hàng Doanh nghiệp ngay từ những tháng đầu năm 2025.
“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

Hơn 3 thập kỷ mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đều có dấu ấn đậm nét của khối kinh tế tư nhân từng thời kỳ. Hiện nay, để nền kinh tế tăng tốc, bứt phá, doanh nghiệp tư nhân càng đóng vai trò quan trọng, thậm chí là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Sáng ngày 12/3/2025, tại TP. Đà Nẵng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập NHNN Khu vực 9 và Hội nghị "Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 9". Sự kiện có sự tham dự của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, các đại biểu lãnh đạo UBND, HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội, các sở, ngành liên quan. Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hiệp hội Doanh nghiệp và lãnh đạo các NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam cũng tham dự.
Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngành Ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, diễn ra tại NHNN Chi nhánh Khu vực 4, ngày 11/3/2025, lãnh đạo các tỉnh thành và doanh nghiệp trong Khu vực đều nhìn nhận đây là một thách thức, và để hóa giải thách thức này cần sự nỗ lực vào cuộc của cả ngành Ngân hàng, sự hợp tác từ khách hàng, doanh nghiệp và sự hỗ trợ tạo điều kiện của hệ thống chính trị.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data