Ngân hàng sẵn sàng cho kết nối liên thông
“78,7% các tổ chức tín dụng (TCTD) mới biết sơ qua về chuẩn ISO 20022” - đây là một trong những thông tin được khảo sát vào tháng 9/2016 trên quy mô toàn hệ thống NH được nhóm nghiên cứu Dự án khoa học và công nghệ về “Áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế ISO 20022 trong hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam” của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện.
Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có nhu cầu áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế này? Theo chia sẻ của bà Lê Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược NH, trong bối cảnh khối lượng giao dịch ngày càng tăng, số lượng nghiệp vụ và các kết nối hệ thống ngày càng lớn, làm gia tăng đáng kể rủi ro vận hành cũng như chi phí phát triển, tích hợp hệ thống. Chính điều này đòi hỏi các tổ chức và các hạ tầng kết nối phải tuân theo một chuẩn tin điện tài chính chung, giúp trao đổi dữ liệu được nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
![]() |
Hiện có hơn 80% dự án triển khai ISO 20022 tại 40 thị trường trong nhiều lĩnh vực |
Trên thực tế, hiện nay có quá nhiều chuẩn tin điện tài chính phân theo khu vực địa lý, lĩnh vực kinh doanh, mảng nghiệp vụ cùng tồn tại như tin điện theo chuẩn SWIFT, tin điện theo chuẩn ISO, thậm chí nhiều tổ chức tài chính phát triển những chuẩn tin điện định dạng độc quyền sử dụng trong nội bộ hoặc tương tác với khách hàng... Điều này dẫn tới sự thiếu hiệu quả và tốn kém chi phí bởi các tổ chức tài chính buộc phải thích ứng với tính năng hạn chế của một chuẩn nào đó, hoặc phải gánh chịu chi phí lớn phát sinh từ việc duy trì nhiều chuẩn khác nhau.
“Đây chính là lý do phát sinh nhu cầu phải thống nhất các chuẩn tin điện tài chính thành một chuẩn chung duy nhất. Quan trọng hơn, một chuẩn thống nhất cũng hỗ trợ cho quá trình tự động hoá nối điểm trong việc trao đổi thông tin giao dịch tài chính, đảm bảo toàn vẹn nội dung tin điện. Chuẩn tin điện tài chính ISO 20022 ra đời trên cơ sở nền tảng của chuẩn ISO 15022 và ISO 20022 là chuẩn tin điện thống nhất trong ngành tài chính hiện nay”, bà Lan cho biết.
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận, chưa bao giờ chứng kiến sự thay đổi chóng mặt của công nghệ như giai đoạn hiện nay - khi nhiều công nghệ mới ra đời trong bối cảnh của CMCN 4.0. Hoạt động liên thông không chỉ là vấn đề nằm trong một quốc gia, mà là toàn cầu. Nó là nhu cầu có thực khi các NH ngày càng hội nhập, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển ở Việt Nam.
Chuẩn ISO 20022 hiện được sử dụng trong nhiều lĩnh vực tài chính như: thanh toán, quản lý quỹ, giao dịch chứng khoán/ngoại hối, tài trợ thương mại, thị trường thẻ... Theo chia sẻ của ông Lê Anh Dũng, Thư ký nhóm nghiên cứu dự án thì ISO 20022 có nhiều tính năng ưu việt như: hỗ trợ khả năng kết nối liên thông toàn cầu; dữ liệu chuyển tiền dồi dào, có chiều sâu; dễ dàng lựa chọn các đơn vị cung ứng giải pháp và phần mềm hỗ trợ; tin điện thống nhất, có thể tái sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau và giảm bớt chi phí vận hành sau giai đoạn đầu tư ban đầu.
Tuy nhiên, hệ thống NH Việt Nam cũng sẽ phải đối diện với những thách thức khi áp dụng chuẩn ISO 20022. Đó là những lo ngại về rủi ro hoạt động trong quá trình chuyển đổi, đòi hỏi băng thông lớn cho các tin điện chuẩn ISO 20022, những cách thức triển khai khác nhau của chuẩn này trong cùng hệ thống thanh toán, hay khó khăn trong việc xây dựng bài toán kinh doanh (business case) để chấp nhận sử dụng ISO 20022...
Do đó, Nhóm nghiên cứu cho rằng, lộ trình áp dụng chuẩn này đối với hệ thống thanh toán điện tử liên NH nên ở thời điểm gắn với lúc hệ thống thanh toán điện tử liên NH được nâng cấp lớn trong giai đoạn 3 (dự kiến năm 2020). Còn đối với hệ thống thanh toán bù trừ (ACH) do đang trong quá trình thiết kế, phát triển bởi NAPAS, nên thời gian phù hợp áp dụng chuẩn tin điện ISO 20022 cần gắn với thời điểm xây dựng mới hệ thống, đảm bảo hệ thống khi vận hành có khả năng xử lý được các tin điện theo chuẩn ISO 20022 (dự kiến cuối năm 2018).
Theo đó, trên cơ sở phân tích tình hình thực tế và nhu cầu của các TCTD, lộ trình áp dụng cho hệ thống thanh toán điện tử liên NH nên áp dụng theo hướng cùng tồn tại với cách tiếp cận điều chỉnh tương thích dần (co-existing). Với cơ quan quản lý, một trong những giải pháp đặt ra với NHNN là cần xây dựng bộ công cụ chuyển đổi tin điện, cho phép TCTD sử dụng hạ tầng cũ nhưng vẫn có thể gửi tin điện đáp ứng chuẩn ISO 20022. Đối với các TCTD, để chuẩn bị về hạ tầng thì đại diện NAPAS cho rằng, cần phải đáp ứng được về con người, tài chính, nền tảng kỹ thuật và cần khoảng thời gian nhất định để tích luỹ và hấp thụ mới có thể áp dụng hoàn toàn chuẩn tin điện này.
Ban đầu chỉ xây dựng dành riêng cho lĩnh vực chứng khoán (1990), sau đó được mở rộng phạm vi tới hầu hết các dịch vụ tài chính, hình thành nên một định dạng tin điện toàn cầu cho ngành tài chính đặt tên là ISO 20022/UNIFI, hay ISO 20022. |
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
