Ngân hàng kích cầu tín dụng dịp cuối năm
![]() | Dùng tín dụng chính thức đẩy lùi xóa tín dụng đen |
![]() | Sẵn sàng cho giải pháp phát hành thẻ trực tuyến |
![]() | Ưu tiên nguồn vốn cho tín dụng chính sách |
![]() |
Ngân hàng kích cầu tín dụng dịp cuối năm |
Sát cánh cùng người dân, doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 29/10, tín dụng ghi nhận mức tăng 8,72% so với cuối năm 2020, cao hơn so với mức tăng 6,5% ở cùng kỳ năm trước. Điều này vô cùng có ý nghĩa khi đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đã tác động đến nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp trong nhiều tháng qua, dòng vốn khơi thông thúc đẩy sản xuất kinh doanh khôi phục.
Chia sẻ với báo chí, ông Lê Văn Quyền, Giám đốc Công ty TNHH Long Thắng cho biết, hiện nay các công trình do công ty đảm nhiệm thi công xây dựng đã tổ chức nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư. Đối với một số công trình còn lại, công ty đang tập trung nhân lực, máy móc để tăng tốc thi công và hoàn thành đúng kế hoạch. Nhờ tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, công ty chủ động, linh hoạt hơn trong thực hiện các phương án, kế hoạch kinh doanh.
Phát huy tinh thần đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh tiếp theo, các ngân hàng đã và đang không ngừng tung các gói, chương trình ưu đãi nhằm kích cầu tín dụng. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) tiếp tục triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá đến 20.000 tỷ đồng đến hết 31/12/2021 để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân tháo gỡ khó khăn do COVID-19 và tăng tốc phục hồi sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, khách hàng doanh nghiệp vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,5%/năm cho kỳ hạn vay đến 3 tháng và 5,5%/năm với thời hạn ưu đãi lên đến 6 tháng; khách hàng cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh, mua/xây sửa bất động sản, mua xe ôtô với lãi suất chỉ từ 6,5%/năm, thời hạn ưu đãi lên đến 12 tháng. Khách hàng được thanh toán trước hạn mỗi tháng 100 triệu đồng mà không bị mất phí.
Đối với tín dụng tiêu dùng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi từ 6,5%/năm đến 7%/năm, mức cho vay tối đa dưới 4 tỷ đồng, thời gian áp dụng là 12 tháng kể từ ngày giải ngân cho khách hàng cá nhân khu vực đô thị bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; cho vay thấu chi qua thẻ tại khu vực nông nghiệp, nông thôn với lãi suất cạnh tranh để phục vụ chi tiêu đột xuất như thanh toán vật tư nông nghiệp, thanh toán dịch vụ công…
Người dân có nhu cầu mua nhà ở trong giai đoạn này cũng được ngân hàng hỗ trợ bằng các chương trình ưu đãi. Mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) đã triển khai chương trình lãi suất cho vay mua bất động sản từ 5,9%/năm từ nay đến 31/12/2021. Ngân hàng còn cho vay đến 80% giá trị tài sản đảm bảo, hạn mức giải ngân lên đến 20 tỷ đồng và thời hạn vay kéo dài đến 25 năm, ân hạn nợ gốc 12 tháng.
Tại các địa phương, ngành Ngân hàng cũng thể hiện rõ tinh thần đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp. Hiện, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Vĩnh Phúc đang áp dụng lãi suất từ 5,2%/năm cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn để trả lương cho người lao động; triển khai gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi dành riêng cho các đơn vị và cán bộ, nhân viên tuyến đầu chống dịch bao gồm bệnh viện, trung tâm y tế, lực lượng công an, quân đội, UBND và cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp…
Tăng nguồn để thêm tín dụng ưu đãi
Để đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt vào mùa cao điểm tín dụng cuối năm, nhiều ngân hàng đã kịp thời xin nới room tín dụng. Theo thống kê, hiện có 11/13 ngân hàng được nới room tín dụng như TPBank (17,4%), Techcombank (17,1%), MSB (16%), MB (15%)...
Theo các chuyên gia, các nhà băng được phép nới room tín dụng đều do tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II ở mức cao, danh mục đầu tư rộng và không tập trung quá nhiều vào các ngành nghề rủi ro, có những cam kết hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
Ngoài ra, để kích cầu vốn vay trong những tháng cuối năm, đại diện một số ngân hàng chia sẻ, đơn vị đã giao chỉ tiêu đến từng các bộ phận, nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ; mở rộng mạng lưới hoạt động; đổi mới chính sách chăm sóc khách hàng; cải cách hành chính; giải ngân nhanh chóng… Đồng thời, kết nối với các siêu thị, trung tâm, cửa hàng thực hiện hỗ trợ lãi suất mua sắm, trả góp các mặt hàng thiết yếu.
Liên quan đến khả năng tiếp cận tín dụng ở thời điểm này, một chuyên gia tài chính lưu ý, ngân hàng cũng là tổ chức kinh doanh nên sẽ đánh giá lựa chọn khách hàng trên cơ sở tiềm năng, trên cơ sở phương án kinh doanh của khách hàng.
Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải tự đánh giá được năng lực và chuẩn bị hồ sơ khả thi nhất để đảm bảo trả nợ cho khoản vay đó để thời gian xét duyệt cho vay được rút ngắn, điều kiện cho vay được rút gọn.
Đối với những kế hoạch tốt, không ít ngân hàng sẵn sàng cho vay không tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên những hợp đồng đầu ra.
(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ)
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
