Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thành Long cho rằng, việc sửa đổi toàn diện, ban hành Luật mới này nhằm hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định; đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước; đảm bảo doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường trong các ngành, nghề kinh doanh theo yêu cầu của Nhà nước (chủ sở hữu); nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; đảm bảo doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế; huy động và phát huy hết các nguồn lực của khu vực kinh tế nhà nước nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Về nội dung các chính sách của đề nghị xây dựng luật, Chính phủ tập trung vào 4 chính sách lớn. Thứ nhất là về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp: Quy định cụ thể khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp, vốn đầu tư của chủ sở hữu (Nhà nước) tại doanh nghiệp; quy định cụ thể nguồn lực, quy trình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và hình thức, phạm vi đầu tư vốn nhà nước (bao gồm các hình thức chuyển giao gắn với tái cơ cấu ngân hàng thương mại, mua toàn bộ doanh nghiệp, góp vốn thành lập doanh nghiệp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu...).
Nội dung đầu tư vốn nhà nước bám sát định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng XIII nhằm củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy mô lớn, có hiệu quả kinh tế cao, có năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo trong một số ngành, lĩnh vực mới, có tính chất quan trọng của nền kinh tế như năng lượng tái tạo, kết cấu hạ tầng quốc gia, tài chính, công nghiệp viễn thông, công nghệ lõi…
Chính sách 2 là về cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Luật hóa một số nội dung quy định mang tính chất nguyên tắc chung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong quá trình thực hiện chuyển đổi cổ phần hóa, bán, thoái vốn như giá trị doanh nghiệp phải được định giá lại sát với thị trường thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá và làm cơ sở để xác định giá khởi điểm; việc bán cổ phần, thoái vốn phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, tối đa lợi ích kinh tế - xã hội cho nhà nước; doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; có chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp về mua cổ phần và hỗ trợ giải quyết lao động dôi dư; quy định quản lý chặt chẽ, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật đất đai; nghiên cứu quy định cơ chế việc mua lại các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu, có quy định đặc thù về hoạt động cơ cấu lại doanh nghiệp sau khi mua lại.
Đồng thời, thể chế hóa cụ thể nội dung Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Đối với thoái vốn, bãi bỏ phương thức “chào bán cạnh tranh”; giá khởi điểm phải do tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định.
Bổ sung các trường hợp chuyển giao thực tế phát sinh trong thời gian qua; quy định nguyên tắc chuyển giao theo hướng tách bạch giữa chuyển giao có thanh toán và chuyển giao không thanh toán, việc chuyển giao không thanh toán (điều chỉnh tăng, giảm vốn) chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm dịch vụ công, các công ty nông, lâm nghiệp và các lĩnh vực khác (độc quyền) theo quy định của Chính phủ (điện lực, dầu khí,...).
Chính sách 3 là về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp: Quy định cụ thể nội dung quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Xây dựng các tiêu chí giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và bám sát nguyên tắc tổng thể không đánh giá từng dự án.
Chính sách 4 là về quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu: Phân công phân cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức; quyền, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong thực hiện quyền của chủ sở hữu; quy định về trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu trước hoạt động giám sát của cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Quốc hội; công khai thông tin hoạt động của doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc giao mục tiêu cụ thể tại kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tận dụng tối đa nguồn lực, phù hợp với thực tiễn hoạt động, dự báo thị trường và quản lý theo mục tiêu đối với doanh nghiệp…
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
