Nam Định thành lập 3 cụm công nghiệp vốn đầu tư gần 2.490 tỷ đồng
![]() |
Nam Định thành lập 3 cụm công nghiệp, vốn đầu tư gần 2.490 tỷ đồng, rộng 197,54 ha |
Cụ thể, Cụm công nghiệp Kim Thái có diện tích khoảng 69,04 ha, dự kiến tổng mức vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng. Ngành nghề hoạt động chủ yếu gồm: cơ khí, cơ khí đúc, gia công kim loại; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ; sản xuất đồ nhựa, sản xuất các loại bao bì; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến lâm sản; sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất dược liệu; sản xuất các sản phẩm từ cao su; dệt; sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô; sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, thiết bị điện; công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo, ô tô, điện tử tin học; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các ngành công nghiệp.
Cụm công nghiệp Yến Châu có diện tích khoảng 75 ha, dự kiến tổng mức vốn đầu tư hơn 876 tỷ đồng. Ngành nghề hoạt động chủ yếu, gồm: cơ khí chế tạo máy; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác.
Cụm công nghiệp Hợp Hưng có diện tích khoảng 53,5 ha, dự kiến tổng mức vốn đầu tư hơn 712 tỷ đồng. Ngành nghề hoạt động chủ yếu gồm: sản xuất, chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử; sản xuất đồ gia dụng; cơ khí công nghệ cao; sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, máy móc thiết bị; vật liệu xây dựng; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất kim loại; chế biến gỗ; thủ công mỹ nghệ; chế tạo các sản phẩm nhựa; công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác,…
Các hoạt động trên nhằm mục tiêu đưa Nam Định trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp vùng Nam Đồng bằng sông Hồng. Nam Định đang tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao và thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp địa phương với các tập đoàn lớn. Cùng với đó, tỉnh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao, ưu tiên các dự án có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
