agribank-vietnam-airlines

Năm 2025 ít nhất 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu tại TP. Hồ Chí Minh

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
UBND TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố giai đoạn 2021 – 2025.
aa

Mỗi huyện phấn đấu có ít nhất 50% số xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định, các xã còn lại rà soát, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao gắn với đô thị hóa trên địa bàn.

Năm 2025 ít nhất 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu tại TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Mnh phấn đấu đến cuối năm 2025 ít nhất có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn

Theo đó, trong năm 2024, thành phố phấn đấu có ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Củ Chi có ít nhất 2/ tổng số 20 xã, huyện Hóc Môn có ít nhất 3/10 xã, huyện Bình Chánh có ít nhất 1/14 xã, huyện Nhà Bè có ít nhất 1/6 xã. Đến cuối năm 2025, thành phố phấn đấu các huyện có thêm ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu để nâng tổng số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn vùng nông thôn thành phố đạt ít nhất 50% tổng số xã của các huyện.

Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn; có kinh tế xã hội phát triển đồng bộ; môi trường sinh thái trong lành; bản sắc văn hóa nông thôn được giữ gìn và phát huy; an ninh trật tự đảm bảo; nhân dân hài lòng và đồng tình ủng hộ.

Bên cạnh đó, kế hoạch xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn vùng nông thôn thành phố đến năm 2025 là căn cứ để các cơ quan, ban, ngành, huyện, xã xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; phát huy vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của người dân để tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả.

Để thực hiện được kế hoạch này, UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các địa phương cần hoàn thành nội dung báo cáo rà soát quy hoạch chung xây dựng xã, thống kê các vị trí chức năng quy hoạch khác so với quy hoạch cấp trên để đề xuất phương án giải quyết; đề xuất bố trí khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất; báo cáo thống kê rà soát các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thiết yếu được xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.

Lãnh đạo UBND thành phố cũng cho rằng khu vực nông thôn trong đô thị cần định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống thực hiện theo Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ; cần phải có các giải pháp tiết kiệm đất xây dựng, tiến hành chỉnh trang, cải tạo khu dân cư hiện có, mở rộng và xây dựng khu dân cư nông thôn theo hướng đô thị hóa nông thôn. Khu vực chưa có các dự án đầu tư phát triển đô thị thì thực hiện, phát triển theo các tiêu chí nông thôn mới, nhưng phải đảm bảo phù hợp định hướng phát triển đô thị; khi có dự án phát triển đô thị thì sẽ tiếp tục thực hiện theo các tiêu chí đô thị…

Thành phố cũng yêu cầu các đại phương tập trung thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương, đảm bảo có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành; đầu tư mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng....); tuyên truyền, vận động kinh phí xã hội hóa đầu tư, nâng cấp chất lượng mạng wifi tại các khu vực công cộng trên địa bàn...

“Trong phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, các địa phương cần có mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân trên địa bàn. Đồng thời, các địa phương cũng phải đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử nhằm kết nối các sản phẩm chủ lực đạt tiêu chuẩn, chất lượng trên các sàn thương mại điện tử; khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng các giải pháp công nghệ số và các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản…”, lãnh đạo UBND thành phố chỉ đạo.

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.
Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Trên những triền đồi ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, những vựa cam chín vàng óng ánh dưới nắng sớm, tỏa hương thơm dịu ngọt hứa hẹn mang đến một vụ mùa bội thu. Cũng từ nơi đây, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi.

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống.

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đang dần trở thành điểm sáng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Có được kết quả khả quan đó, chính nhờ sự nỗ lực của địa phương trong việc tập trung khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn có 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích lên tới gần 3.500 ha.

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Nhân lực chất lượng cao chính là “chìa khóa” để nâng tầm chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Trung Bộ cũng như ở các khu vực khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data