agribank-vietnam-airlines

Nông thôn mới: Không chỉ là đường, trường, trạm...

Hải Yến
Hải Yến  - 
Chương trình nông thôn mới 2021-2025 tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Hơn 78% số xã đạt chuẩn, thu nhập bình quân tăng gần 1,5 lần so với năm 2020.
aa
Nam Định: Điểm tựa cất cánh nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới "đụng" thách thức Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới
Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Ngày 20/2, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp ý định hướng thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2026 – 2030.

Hơn 50% sản phẩm OCOP được tiêu thụ qua các kênh thương mại điện tử

Báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho thấy, chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đã có những đóng góp quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Giai đoạn 2021-2025 đánh dấu bước tiến quan trọng trong phát triển nông thôn Việt Nam. Hơn 78% xã đạt chuẩn NTM, vượt trội so với các giai đoạn trước. Hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ với hơn 60.000 km đường giao thông nâng cấp, kết nối vùng sản xuất với thị trường. Hơn 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm, thúc đẩy kinh tế và giao thương.

Hệ thống điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được cải thiện đáng kể: gần 100% hộ dùng điện lưới, hơn 95% dân số tiếp cận nước sạch. Chất lượng giáo dục và y tế nâng cao, với hơn 90% trường học đạt chuẩn quốc gia và 85% trạm y tế có bác sĩ thường xuyên.

Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương triển khai hiệu quả các mô hình xử lý rác thải tại nguồn, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và áp dụng giải pháp xanh trong sản xuất nông nghiệp.

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) được triển khai mạnh mẽ, với hơn 15.500 sản phẩm đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, tạo ra giá trị kinh tế cao và nâng cao vị thế hàng Việt trên thị trường quốc tế. Đáng chú ý, hơn 50% sản phẩm OCOP được tiêu thụ qua các kênh thương mại điện tử, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Ngô Trường Sơn - Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng lên đáng kể, đạt mức trên 55 triệu đồng/năm, tăng gần 1,5 lần so với năm 2020. Đặc biệt, các khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa đã có sự cải thiện rõ rệt nhờ vào các chương trình hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề và phát triển hợp tác xã nông nghiệp.

Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn đạt trên 80%, trong khi hơn 70% hộ nông dân áp dụng mô hình sản xuất bền vững, sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học. Nhờ đó, môi trường sống nông thôn được cải thiện rõ rệt, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.

Theo ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, giai đoạn 2021-2025, Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM) có nhiều điều chỉnh quan trọng nhằm nâng cao chất lượng. Bộ tiêu chí cấp xã vẫn giữ 19 tiêu chí nhưng bổ sung 8 chỉ tiêu, nâng tổng số lên 57 chỉ tiêu để phản ánh đầy đủ hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đến cuối năm 2024, cả nước có hơn 78% số xã đạt chuẩn NTM.

Xây dựng nông thôn mới tri thức và bền vững

Giai đoạn 2026 – 2030, tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới từng thôn, bản, ấp, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn.

Cần xây dựng một nông thôn đáng sống, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
Xây dựng một nông thôn đáng sống, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại

Mục tiêu cụ thể đến 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó khoảng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất có 20% số xã đạt chuẩn NTM kiễu mẫu; không còn xã dưới 15 tiêu chí. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020, tương đương 104 – 125 triệu đồng/người/năm.

Theo TS. Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), một trong những yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển bền vững là xây dựng hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng thời tăng cường kết nối giữa đô thị và nông thôn.

Theo đó, việc hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng, phát triển các trung tâm logistics nông nghiệp, chợ đầu mối, kho lạnh sẽ góp phần giảm thiểu chi phí vận chuyển và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, việc mở rộng hạ tầng số cũng được coi là yếu tố quan trọng, tạo nền tảng cho sự phát triển của thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Song song với phát triển hạ tầng, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa nông thôn cũng đóng vai trò không thể thiếu. Các làng nghề truyền thống, mô hình du lịch cộng đồng, và kinh tế hợp tác xã cần được khai thác hiệu quả để vừa tạo sinh kế bền vững cho người dân, vừa gìn giữ những giá trị văn hóa bản địa. Đây không chỉ là động lực kinh tế mà còn là cách để bảo vệ di sản văn hóa trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Ông Lê Minh Hoan- Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ: "Thế giới đang thay đổi rất nhanh và nông thôn Việt Nam không thể mãi đi theo lối mòn cũ. Nếu bạn muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những điều chưa từng làm. Nếu trước đây chúng ta nói về nông thôn mới với đường sá, trường trạm, nhà cửa khang trang thì giờ đây chúng ta cần nhấn mạnh hơn đến một nông thôn tri thức, một nông thôn có tính kết nối cao và một nền kinh tế nông thôn phát triển bền vững".

Theo ông Lê Minh Hoan cho rằng, cần xây dựng cộng đồng nông thôn tri thức – đưa tri thức về làng quê; phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy nghề truyền thống; thúc đẩy du lịch nông nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế trang trại, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng một nông thôn đáng sống, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

“Xây dựng nông thôn mới không phải là một đích đến mà là một hành trình liên tục đổi mới, sáng tạo và phát triển. Chúng ta không chỉ cần một nông thôn “mới” về hình thức mà còn phải mới trong tư duy, trong cách làm, mới trong tổ chức sản xuất và phát triển cộng đồng”, ông Lê Minh Hoan chia sẻ.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data