NAFTA - Tương lai bất ổn
![]() |
Ảnh minh họa |
Ông Trump nói NAFTA là "thảm họa" đối với Mỹ, là một hiệp định rất không công bằng với người lao động và các doanh nghiệp Mỹ. Với ông, một NAFTA hoàn toàn mới không phải là điều đáng quan tâm mà điều quan trọng là nó phải là một hiệp định công bằng.
Ông tái khẳng định sự sẵn sàng trong việc thương lượng lại hiệp định này với Canada và Mexico. Ông muốn NAFTA phải trở thành một hiệp định thương mại không chỉ tự do mà còn phải công bằng.
Với lập trường cứng rắn về thương mại, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích hiệp định đã tồn tại 23 năm qua, trong khi cũng đe dọa đánh thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico. Ông cam kết sẽ thương lượng lại các điều khoản của NAFTA và đề cập đến khả năng rời khỏi khối này, nếu Mexico và Canada từ chối thương lượng lại hiệp định để tạo ra một hiệp định công bằng đối với người lao động Mỹ.
Kim ngạch thương mại song phương giữa Mexico và Mỹ đạt 500 tỷ USD/năm và khoảng 80% khối lượng xuất khẩu của Mexico là tới thị trường Mỹ. Nhưng ông Trump cho rằng việc Mỹ thâm hụt thương mại hàng hóa 60 tỷ USD với Mexico chứng tỏ rằng NAFTA là thỏa thuận bất lợi cho Mỹ.
Chính phủ Mexico muốn rằng các cuộc thương lượng về sửa đổi NAFTA sẽ bắt đầu vào tháng Năm, sau giai đoạn tham vấn lĩnh vực tư kéo dài 90 ngày.
Cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Mexico, Ildefonso Guajardo cho biết ba nước tham gia NAFTA có thể sửa đổi các quy định về xuất xứ hàng hóa, khi thương lượng lại hiệp định để tăng cường các chuỗi cung ứng trong khu vực. Ông Guajardo cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa các quy định về môi trường và lao động vào NAFTA mới sau các cuộc đàm phán ba bên.
Về phía Canada, Bộ trưởng Tài nguyên Jim Carr có phát biểu rằng lĩnh vực năng lượng của Canada có thể có lợi thế hơn các ngành công nghiệp và lĩnh vực khác khi NAFTA được thương lượng lại. Ông nói Canada sẽ tiếp tục ủng hộ quan điểm hội nhập trong lĩnh vực năng lượng – lĩnh vực sẽ mang đến lợi ích tốt nhất cho cả ba nước. Khả năng đàm phán lại hoặc hủy NAFTA đã khiến nhiều người Canada lo ngại khi 75% xuất khẩu của Canada là tới Mỹ.
Nhưng Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Canada tại Nhật Bản (JAMAC) lại quan ngại về việc đàm phán lại NAFTA. Theo Giám đốc điều hành JAMAC David Worts, các nhà sản xuất ô tô và phụ tùng trong khu vực đang được hưởng lợi lớn từ bản chất hội nhập sâu rộng và sự vận hành hiện tại của các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kể từ khi NAFTA chính thức có hiệu lực ngành ô tô Bắc Mỹ đã tái cơ cấu mạnh mẽ để tận dụng lợi thế chi phí nhân công rẻ ở Mexico cũng như các thỏa thuận thương mại tự do với hơn 40 nước và vị thế đắc địa kết nối Mỹ với khu vực Nam Mỹ.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
