agribank-vietnam-airlines

Mỹ: Động cơ quan trọng của kinh tế thế giới

Hoàng Nguyên
Hoàng Nguyên  - 
Mỹ được xem là một trong những đầu kéo quan trọng của kinh tế toàn cầu. Vai trò của kinh tế Mỹ trong những năm gần đây càng trở nên quan trọng khi các đầu kéo khác, như châu Âu và Trung Quốc, suy yếu.
aa
Fed ôn hòa hơn - món quà "khó nghĩ" đối với BoJ trong việc tăng lãi suất Mở cửa thị trường cho trái cây sang Mỹ

Nhưng tăng trưởng kinh tế Mỹ thời gian qua lại được thúc đẩy bởi khoản nợ cao đáng lo ngại và sự kém bền vững về năng suất và lực lượng lao động. Thế nhưng liệu kinh tế Mỹ có giữ được phong độ về lâu dài?

Khi các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương đến tham dự hội nghị bán niên do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức mới đây, những cây anh đào nổi tiếng của Washington đã rụng hoa. Đó là một hình ảnh mang tính ẩn dụ khá thú vị khi mà xung đột địa chính trị, căng thẳng thương mại và lãi suất cao đã làm mất đi sự nở rộ của nền kinh tế toàn cầu.

Tiêu dùng tại Mỹ được dự báo sẽ chậm lại khi tiết kiệm của các hộ gia đình giảm
Tiêu dùng tại Mỹ được dự báo sẽ chậm lại khi tiết kiệm của các hộ gia đình giảm

IMF dự đoán GDP thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong cả năm nay và năm sau, ngang bằng với tốc độ tăng trưởng của năm 2023, song thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng bình quân 3,8% mà kinh tế toàn cầu đạt được trong giai đoạn 2000 - 2019. Đến năm 2029, IMF dự kiến kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 3,1%, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Thậm chí nếu không có Mỹ, kết quả có thể còn tệ hơn nữa. Sau khi tăng trưởng 2,5% vào năm ngoái, nền kinh tế lớn nhất thế giới được IMF dự báo sẽ tăng trưởng 2,7% vào năm 2024, cao gấp ba lần so với khu vực đồng euro. Trong khi đó Trung Quốc - một đầu kéo khác của kinh tế toàn cầu cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. IMF ước tính tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại từ mức 5,2% của năm ngoái xuống còn 4,6% vào năm 2024 và 4,1% vào năm 2025.

“Một động cơ tăng trưởng còn hơn không có”, một nhà hoạch định chính sách luôn lạc quan cho biết. Nhưng nếu động cơ đó hoạt động yếu đi thì sao?

Xem xét kỹ hơn các số liệu thống kê quan trọng của nền kinh tế Mỹ cho thấy nó có nguy cơ “mệt mỏi”. Theo tổ chức Tax Foundation, đại dịch Covid-19 đã buộc Chính phủ Mỹ phải triển khai nhiều biện pháp kích thích khổng lồ, tương đương khoảng 27% GDP trong năm 2020-2021. Những biện pháp này đã phát huy tác dụng. Trung tâm Hutchins của Brookings ước tính, chỉ riêng trong quý II năm 2020, viện trợ tài chính đã thúc đẩy tăng trưởng GDP gần 14 điểm phần trăm. Còn theo Fed San Francisco, nó đã giúp các hộ gia đình có lượng tiền tiết kiệm vượt 2,1 nghìn tỷ USD so với trước đại dịch.

Tuy nhiên, điều đó lại khiến thâm hụt ngân sách của Mỹ đã tăng từ mức 5,8% GDP vào năm 2019 lên gần 14% GDP vào năm 2020 và hơn 11% GDP vào năm 2021. Hiện chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục chi tiêu và IMF ước tính thâm hụt sẽ trung bình gần 6,5% GDP mỗi năm cho đến năm 2029 - gần gấp đôi mức năm 2015.

Tích lũy tăng mạnh khiến người tiêu dùng Mỹ chi tiêu rất mạnh tay. Năm ngoái, họ đã chi tiêu nhiều hơn 2,2% so với năm 2022, cao hơn mức tăng trưởng bình quân 1,7% trong giai đoạn 2006- 2015, IMF ước tính. Trong khi tại khu vực đồng euro, chi tiêu tiêu dùng tư nhân chỉ tăng 0,5% vào năm ngoái.

Đó là một động lực quan trọng của kinh tế Mỹ khi tiêu dùng chiếm gần 70% GDP. Tuy nhiên, tiêu dùng có thể đang suy yếu. Lý do là tiết kiệm dư thừa đã giảm, cộng thêm lãi suất cao hơn cũng khiến người tiêu dùng chùn tay.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng tiền lương khá và lợi nhuận đầu tư từ thị trường chứng khoán mạnh có thể kéo dài cơn sốt chi tiêu của Mỹ trong một thời gian, nhưng IMF dự kiến mức tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cá nhân sẽ giảm xuống còn 1,6% vào năm 2025.

Chưa hết theo các nhà kinh tế, sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ một phần cũng nhờ hai yếu tố rất khó có thể duy trì lâu dài. Đầu tiên là sự gia tăng của người nhập cư. Vào tháng 11/2023, Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã nâng ước tính về lượng người nhập cư vào Mỹ từ 1 triệu người lên 3,3 triệu người. Theo các nhà kinh tế Wendy Edelberg và Tara Watson từ Viện Brookings, nhập cư tăng mạnh, phần lớn là do nhập cư bất hợp pháp gia tăng, có thể đã thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều khả năng lượng người nhập cư bất hợp pháp sẽ giảm mạnh khi mà cả Tổng thống Joe Biden và đối thủ đảng Cộng hòa của ông là Donald Trump đều đã tuyên thệ sẽ hạn chế nhập cư.

Yếu tố nữa là năng suất lao động tại Mỹ. Trong 3 tháng cuối năm 2023, sản lượng theo giờ của mỗi công nhân đã tăng 3,2% so với quý trước, qua đó thúc đẩy năng suất tăng 1,3% vào năm 2023, đảo ngược mức giảm 1,9% vào năm 2022. Không ai biết chuyện gì đã xảy ra, kể cả các nhà kinh tế.

Năng suất đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng. Nghiên cứu của IMF phát hiện ra rằng sự chậm lại trong tăng trưởng của tổng năng suất các yếu tố - thước đo hiệu quả vốn và lao động - giải thích cho hơn một nửa sự chậm lại trong tăng trưởng toàn cầu kể từ năm 2009.

Tuy nhiên ngay cả sau đợt tăng đột biến mới nhất, tăng trưởng năng suất của Mỹ hiện vẫn thấp hơn mức trung bình hàng năm dài hạn là 2,1%. Mặc dù chính phủ Mỹ có thể tiếp tục ném tiền vào vấn đề này, nhưng điều đó không hoàn toàn phụ thuộc vào họ nhất là khi tình hình tài chính của Mỹ đã rất nguy hiểm.

CBO ước tính rằng, tính theo tỷ lệ phần trăm GDP, thâm hụt ngân sách vào năm 2034 sẽ cao hơn 65% so với mức trung bình trong 50 năm qua. Việc tăng vay nợ liên tục có thể làm dấy lên mối lo ngại của các nhà đầu tư về khả năng trả nợ của Mỹ, đẩy lợi suất trái phiếu lên cao.

Vị thế của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu, vai trò của đồng đôla như một loại tiền tệ chính trong thương mại thế giới và nhu cầu lớn về nợ của Mỹ của các quốc gia có thặng dư tiết kiệm lớn cho đến nay đã đảm bảo rằng nước này có thể vay theo ý muốn.

Tuy nhiên cũng giống như trong thể thao, một cầu thủ dù là ngôi sao cũng chỉ có thể gánh vác đội của mình trong một thời gian nhất định. Kinh tế Mỹ mặc dù đang có phong độ tuyệt vời, nhưng trừ khi nền kinh tế thế giới có thể dựa vào những người chơi khác, nếu không thì sẽ phải hạ thấp tham vọng của mình.

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data